6. KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Nội dung nghiên cứu
– Chức năng trong quy trình
– Mục tiêu của quy trình
– Rủi ro của quy trình
– Cơ chế kiểm soát của quy trình
– Một số rủi ro thường gặp và các cơ chế kiểm soát tương ứng
– Quy trình & chứng từ
– Quy chế hoá tất cả những cơ chế kiểm soát đã được xác lập trong quy trình
Các chức năng cơ bản
– Yêu cầu sản xuất/kế hoạch sản xuất
– Chuẩn bị vật tư theo nhu cầu sản xuất
– Các công đoạn sản xuất
– Nhập kho sản phẩm
– Ghi nhận & báo cáo
Sản phẩm
– Sản phẩm của doanh nghiệp là :
+ Kết quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp ;
+ Thứ mà doanh nghiệp đem bán ra ngoài một cách thường xuyên
– Có 2 loại sản phẩm :
+ Sản phẩm hữu hình (hàng hoá)
+ Sản phẩm vô hình (dịch vụ)
– Có 2 loại sản phẩm
+ Hàng công nghiệp (sản phẩm của công ty này là nguyên liệu của công ty khác)
+ Hàng tiêu dùng (đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân chúng)
+ Có những sản phẩm vừa là hàng tiêu dùng vừa là hàng công nghiệp
Mục tiêu của quy trình
– Kế hoạch sản xuất phải chính xác, đầy đủ, rỏ ràng, ngắn gọn, dể hiểu
– Sản xuất đúng
– Sản xuất đủ số lượng theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu
– Sản xuất kịp thời theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu
– Tiết kiệm vật tư : Tỷ lệ phế liệu và tỷ lệ sản phẩm hỏng thấp nhất (trong định mức cho phép)
Sản suất đúng :
+ Đúng sản phẩm cần sản suất theo yêu cầu
+ Đúng vật liệu cần sử dụng
+ Đúng công thức/cách thức/phương pháp/công nghệ yêu cầu
Rủi ro của quy trình
– Đưa ra kế hoạch sản xuất không phù hợp (không đạt yêu cầu)
– Sản xuất không đúng (SP, VL, CN…)
– Sản xuất không đủ số lương theo yêu cầu, sản xuất quá nhiều so với yêu cầu làm ứ đọng vốn…
– Sản xuất không kịp tiến độ giao hàng
– Sản phẩm hỏng quá nhiều, tỷ lệ phế liệu quá cao so với định mức cho phép
(Trong quy trình này chỉ xét những lỗi do khâu sản xuất, không xét lỗi do khâu mua hàng gây ra)
Cơ chế kiểm soát nào được áp dụng
– Phê duyệt
– Sử dụng mục tiêu
– Bất kiêm nhiệm
– Bảo vệ tài sản
– Đối chiếu
– Báo cáo bất thường
– Kiểm tra & theo dõi
– Định dạng trước
Quy trình & chứng từ
– Kế hoạch sản xuất
– Phiếu xuất kho (vật liệu)
– Phiếu đánh giá chất lượng (KCS)
– Phiếu nhập kho (sản phẩm hay bán sản phẩm)
Theo Blog Quản trị doanh nghiệp