Đa số doanh nghiệp nhận thức tốt cách thức tiếp thị tới thế hệ Generation X (1961 -1981). Sở dĩ như vậy là bởi vì, ngày nay có quá nhiều người làm kinh doanh thuộc thế hệ này…
Nhưng khi những người này bước vào khoảng giữa đời người ( từ 28 – 48 tuổi), chúng tôi đang thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong cách họ nhìn nhận thế giới và mua sắm.
Một trong những thay đổi lớn nhất là sự tập trung cho gia đình. Thế hệ GX lớn lên trong một thế giới, ở đó không có sự quan tâm đặc biệt cho những đứa trẻ (trong những năm 60 và 70) và sử dụng tất cả những năm tháng tuổi trẻ tới cố gắng tìm ra con đường của riêng họ (trong những năm 80 và 90). Như một nguyên tắc, họ là những người khá độc lập và không tin tưởng.
Một trong những thay đổi lớn nhất là sự tập trung vào gia đình. Thế hệ X này lớn lên trong một thế giới không quan tâm đặc biệt đến trẻ con (trong suốt thập niên 60 và 70) và trong thời gian trai trẻ để tìm con đường riêng cho mình (trong thập niên 80 và 90). Như một quy tắc, họ khá độc lập và không tin chắc thể chế hay chính quyền có sự quan tâm của họ.
Nhưng khi thế hệ thực dụng và cá nhân này trở thành những người cha hoặc mẹ, một số giá trị của họ đang thay đổi.
Giống như cha mẹ mình, thế hệ GX muốn mang đến cho lũ trẻ của họ sự bảo vệ, tình thương mà họ chưa bao giờ có được trong thời trẻ. Mặc dù thế hệ Baby Bomer (1943 – 1960) nhìn chung cũng là những người quan tâm chăm sóc con cái, nhưng GX tiến một bước xa hơn so với họ. Hầu hết GX là những người rất có định hướng và sẵn sàng hy sinh cho tương lai của con cái.
Ai là con của thế hệ GX? Phần lớn họ được biết đến như Millennials (1982 – 2005)
Thông tin chung về ba thế hệ gần đây nhất như sau:
– Boomer: Tập chung vào các giá trị và sở thích riêng với nhận thức mạnh mẽ về lẽ phải.
– GX: Thực tế và cá nhân với mong muốn bảo vệ bản thân họ và những người gần gũi với họ.
– Millennials: Nhiệt tình, bị thúc đẩy bởi tinh thần hợp tác và mong muốn thay đổi thế giới ngày một tốt đẹp hơn.
Các millennials vẫn còn đang trải nghiệm ở các trường phổ thông (mặc dù những thành viên đầu thế hệ chắc hẳn đã có một tấm bằng đại học và đi làm), nhưng tính cách của cha mẹ họ đã thay đổi từ Boomer thành GX.
Các giáo viên tiểu học đã cảnh báo, sự thay đổi chắc chắn diễn ra trong khoảng thời gian từ 6 -8 tuổi. Các bậc cha mẹ GX ngày càng yêu cầu khắt khe hơn và có chiều hướng ít tin tưởng ý kiến của trường học. Họ cũng có xu hướng tập trung cho sự vui vẻ và hạnh phúc của riêng con cái họ hơn là toàn thể lớp học hoặc trường học.
Họ thường có sự sắp xếp tương đối ở phía sau – cho đến khi họ cảm thấy mình sai… và rồi có thể nhanh chóng gây sức ép nhằm tạo ra sự thay đổi lớn trong thời gian ngắn. Họ mong đợi sự rõ ràng và trách nhiệm, giống như những gì họ mong đợi trên thị trường.
Điều này tạo sức ép lớn lên các trường học ở khắp mọi nơi, và nó cũng đang tạo ảnh hưởng lên marketing, nhưng theo cách ít rõ ràng hơn.
Chúng ta biết rằng, thế hệ Millennial hòa hợp với cha mẹ hơn hai thế hệ trước. Phần lớn trong họ tin tưởng ý kiến của cha mẹ và thường nhìn vào cha mẹ để có những định hướng trước khi ra quyết định.
Marketing tới thế hệ GX khác với Millennial hoặc thế hệ GX lúc trẻ. GX có một chút trầm lặng trong thời trẻ và cả khi trưởng thành, nhưng họ hoài nghi hơn.
Những GX ở độ tuổi nửa đời người có một chút lòng tin vào thể chế và các tổ chức. Khi vai trò mới (những bậc cha mẹ chủ đạo trong xã hội) mang đến cho họ cái nhìn về trách nhiệm và mong muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Một ví dụ điển hình về thất bại trong việc tiếp thị đến thế hệ GX là những tranh luận gần đây, được khởi xướng bởi chủ tịch AL Gore sau một cuộc nói chuyện với một nhóm Millennial. Gore đã cố gắng thuyết phục những đứa trẻ nên nghi ngờ ý kiến của cha mẹ chúng, và đó là một bước lùi lớn sau sự kiện.
Một ví dục khác là quảng cáo của AAAPR (tổ chức do một Boomer quản lý), một sự so sánh giữa Millennial và GX qua một bài thơ do một Millennial sáng tác. Mặc dù, việc so sánh thế hệ này với thế hệ khác có thể tạo ra sức ép, nhưng nó sẽ không thành công với cả hai nóm nếu bạn mong đợi xây dựng niềm tin.
Có nhiều GX khó chịu về quan điểm “người dẫn đầu” trong số các Millennial trên phương diện làm việc, vậy nên đừng sử dụng cách tiếp cận này trong những nỗ lực marketing của bạn.
GX có thể nổi giận với quan điểm rằng lũ trẻ có quyền được làm những gì chúng thích, nhưng nếu họ là cha mẹ họ sẽ không muốn áp đặt cho con cái mình.
Nguyên tắc marketing tới GX ngày là gì?
– Khơi dậy niềm tự hào về con cái trong họ.
– Đồng thời marketing tới GX và Millennial với thông điệp đồng thời tạo tiếng vang trong cả hai thế hệ.
– Thông điệp nên riêng tư và tập trung vào mối quan hệ cá nhân giữa cha mẹ và con cái, hơn là chỉ tập trung vào con cái.
Hiểu biết về các thế hệ trên thị trường có thể giúp bạn xác định nhu cầu thực sự của họ. Điều đó chắc chắn đúng, bởi vì khi mỗi thế hệ bước vào một giai đoạn mới, nhu cầu của họ cũng có sự thay đổi.
Theo Tvad