Ngày càng có nhiều người Mỹ đốt cháy tuổi vàng vào công việc.
Theo số liệu báo cáo việc làm quý II, gần 19% người trong độ tuổi trên 65 ở Mỹ hiện vẫn đang làm việc ít nhất là bán thời gian. Bắt đầu từ khi người nghỉ hưu ở Mỹ được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội tốt hơn, tỷ lệ lao động trên tổng số dân của nhóm người này trong suốt 55 năm qua vẫn không giảm đi. Tỷ lệ người già ở trong lực lượng lao động ở Mỹ hiện nay đang cao hơn bao giờ hết kể từ khi có sự hiện diện của chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare.
Hơn nữa, xu thế này còn có thể tiếp tục bởi giới trẻ đang ngày càng lười kết hôn và yêu thích làm việc nhiều hơn.
Thế hệ bùng nổ dân số của Mỹ (babybooomers, tức những người sinh ra trong các năm từ 1946 đến 1964) đang ngày càng lờ đi độ tuổi nghỉ hưu truyền thống là 65. Theo số liệu báo cáo việc làm quý II, 32% người Mỹ trong độ tuổi từ 65-69 hiện đang làm việc. Thậm chí, ngày càng có nhiều người trên 70 tuổi mà không nghỉ hưu. Họ trốn tránh hoặc không có khả năng nghỉ việc. Có 19% người trong độ tuổi từ 70 – 74 vẫn đang làm việc – tăng 22% so với năm 1994.
Một số ngành nghề ở Mỹ vẫn giữ người lớn tuổi ở lại lực lượng lao động. Nhiều người Mỹ lớn tuổi nhưng có sức khỏe và tuổi thọ cao hơn thế hệ trước. Một số người quyết định không nghỉ hưu hoàn toàn bởi họ yêu thích công việc của họ và không muốn một cuộc sống nhàn nhã. Một số khác thì cần tiền. Làm việc càng lâu thì họ càng có nhiều tiền chi tiêu cho tuổi nghỉ hưu.
Tuổi thọ cao và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng đã khiến cho nghỉ hưu trở nên đắt đỏ. Bên cạnh đó, khả năng tiết kiệm cũng trở nên khó khăn hơn khi tốc độ tăng lương trì trệ và trợ cấp truyền thống giảm.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất mà người dân muốn làm việc lâu hơn. Nghỉ hưu muộn trở thành một xu thế mới của toàn cầu khi mà người lao động ở mọi độ tuổi đang dần tăng tuổi nghỉ hưu mục tiêu lên cao hơn.
Làm tới lúc chết – Xu thế mới của người lao động trên thế giới – Ảnh 2.
Số người dự kiến tăng tăng tuổi nghỉ hưu ở các quốc gia trên thế giới. Khoảng hơn 1/3 dân số Mỹ và Nhật Bản dự kiến tăng tuổi nghỉ hưu.
Thậm chí sau khi đã chính thức “nghỉ hưu”, hầu hết người Mỹ vẫn mong muốn được làm việc. Theo một khảo sát được tiến hành bởi viện nghiên cứu phúc lợi người lao động EBRI, 79% người lao động ở Mỹ mong muốn được gia tăng tiền lương hưu của họ bằng cách làm thêm lấy tiền.
Đây là một vấn đề lớn bởi bạn muốn làm việc nhưng không có nghĩa là bạn có thể làm.
Theo một khảo sát mang tên Aegon Retirement Readiness Survey 2017 đối với 16.000 người lao động ở 15 quốc gia, 61% người nghỉ hưu ở Mỹ nói rằng họ đã quyết định nghỉ hưu sớm hơn dự kiến – lớn hơn tất cả các quốc gia khác. Con số này trên toàn cầu là 39%.
Vấn đề sức khỏe có thể sẽ buộc người lao động phải nghỉ việc. Và các nhà tuyển dụng cũng sẽ không thích người lao động lớn tuổi.
“Mặc dù phân biệt tuổi tác trong công việc được coi là phạm pháp trong 50 năm qua, các nhà tuyển dụng vẫn cho rằng người lớn tuổi là một gánh nặng”, Ruth Milkman – giáo sư xã hội học ở trường ĐH City New York cho biết. Những người có chuyên môn cao muốn mở rộng sự nghiệp làm việc toàn thời gian buộc phải tìm đến những công việc thời vụ. “Những lao động lớn tuổi được đánh giá là bấp bênh và ít được quan tâm xứng đáng”.
Thay vì nghỉ hưu, một số người lớn tuổi chuyển từ các công việc truyền thống sang việc tự tạo. Theo một nghiên cứu mới đây của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia cho biết họ thường chuyển chỗ ở và đầu tư một khoản tiền để có thể tự tìm việc cho mình. Hành động này đem lại cho họ một môi trường làm việc như ý nhưng với thu nhập trung bình giảm 18.160 USD.
Thu nhập giảm không phải là vấn đề bởi những người muốn làm việc và có thể dễ dàng duy trì công việc sau khi nghỉ hưu đều có sức khỏe tốt, trình độ giáo dục và chuyên môn cao. Họ có xu hướng không cần tiền. Một số khác không có cơ hội việc làm tốt thường chọn nghỉ hưu và sống cuộc đời nhàn hạ với tiền tiết kiệm và phúc lợi xã hội.
Theo trí thức trẻ