Bỏ việc để theo đuổi đam mê? Trước khi “liều mạng” xin bạn hãy dành ra 5 phút để đọc bài viết này

Trên con đường chạm đích thành công, những doanh nhân có lẽ không ít lần tự vấn rằng liệu có nên từ bỏ công việc chính để theo đuổi niềm đam mê riêng? Nếu bạn cũng đang phân vân, hãy cân nhắc những điều sau đây thay vì bỏ việc và dốc toàn tâm vào đam mê của mình.


Ảnh minh họa

Công việc và đam mê không phải lúc nào cũng chung đường. Khi muốn tập trung vào những dự án riêng của mình, nhiều người thường chọn phương án nghỉ việc. Tuy nhiên, những chia sẻ, quan điểm sau của Jay Kim, nhà đầu tư, chủ chương trình The Jay Kim Show, cũng là nhà phân phối nội dung tin tức về lĩnh vực kinh doanh và đầu tư đầu tiên tại châu Á sẽ cho bạn định hướng rõ ràng hơn.

Trong 16 năm sự nghiệp gần đây của mình, tôi đã làm việc cho 2 tổ chức đa quốc gia lớn, một doanh nghiệp vừa và một dự án khởi nghiệp nhỏ chỉ với 3 người. Và tôi có thể tự tin nói rằng, nếu bạn đang tự hỏi điều tương tự thì câu trả lời là: KHÔNG.

Có 4 trong số 6 công ty mà tôi từng làm việc bị phá sản. 2 trong số đó là những tổ chức tài chính lớn trên thế giới, Lehman Brothers và Bear Steams. Một quỹ thương mại hàng hóa, tồn tại được 3 tháng và một dự án khởi nghiệp, tồn tại một cách chật vật được trong một năm rưỡi. Tôi đã liệu trước rằng dự án khởi nghiệp này có thể sẽ không có kết quả tốt. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, không chỉ 1, mà cả 2 ngân hàng đầu tư lớn nhất của thế giới có thể chìm nghỉm như vậy. Đơn giản là tôi không bao giờ nghĩ điều đó có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trước khi bạn cân nhắc bỏ việc để bắt đầu dự án khởi nghiệp, hãy xem xét những điều sau:

Tại sao bạn không nên từ bỏ công việc chính? Ít nhất là chưa nên!

Thuật ngữ “Doanh nhân” hay “Nhà khởi nghiệp” là những từ khóa phổ biến trong thời điểm này. Kể từ khi The Social Network dành giải thưởng học thuật năm 2010, toàn bộ “nền văn hóa” khởi nghiệp trở nên lãng mạn, cùng với đó là làn sóng các nhân viên trẻ xin nghỉ việc, tiến về phía Tây để trở thành Mark Zuckerberg tiếp theo. Sự thật khắc nghiệt là 99% nhân viên này không thực sự trở thành những doanh nhân. Đáng ra, họ nên làm việc cho một tổ chức lớn hơn, nơi mà họ có thể phát triển mạnh.

Trở thành một doanh nhân không phải điều dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Làm việc cho một tập đoàn lớn có lẽ sẽ dễ dàng hơn và bạn cũng có thể kiếm được khoản thu nhập ổn định, hơn là cứ cố gắng để thoát ra ngoài bằng con đường của riêng mình.

Có một câu nói rằng “Doanh nhân thà làm việc 80 giờ 1 tuần còn hơn chỉ làm 40 giờ”. Đó là sự thật. Một vài trong số những khoảnh khắc đen tối nhất của tôi, từng khiến tôi rơi vào hố sâu tuyệt vọng là khi tôi tự thoát ra và cố gắng tự làm theo cách của mình. Đó là một quãng thời gian kinh hoàng. Đừng để bị đánh lừa bởi những người dùng đồ công nghệ, hay những nhà triệu phú quảng cáo lúc nào cũng “kè kè” laptop, giới thiệu về những cặp đôi ngồi trên bãi biển của Mai-Tai và thỉnh thoảng lại kiểm tra tài khoản Paypal chỉ để biết vài nghìn đô vừa chạy vào tài khoản. Thực sự, điều này không tồn tại.

Làm việc trong môi trường đoàn thể khá dễ dàng

Một điều thú vị là làm việc như một bánh răng của chiếc bánh xe lớn có thể đem lại cho bạn sự tự do để được phép “tầm thường”. Bạn sẽ sớm hình dung được rằng, chỉ cần làm xong khối lượng công việc tối thiểu để không bị sa thải. Và đối với những công việc bạn còn thiếu kỹ năng, bạn thậm chí có thể “giả vờ” như vẫn đang làm việc, ra dáng giống những người làm chính trị văn phòng vậy. Bạn cũng có thể tận hưởng lợi ích của việc trở thành một phần của một tổ chức lớn, ngay cả khi đóng góp của bạn vào công ty chẳng là bao.

Nếu công ty hoạt động tốt, có nghĩa rằng bạn cũng vậy. Nhà đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp Ben Horowitz giải thích điều này theo một cách khác trong cuốn sách của mình “The Hard Thing About Hard Things” và ông gọi đó là “The Law of Crappy People” (Luật của những người dở tệ).

Horowitz giải thích: “Đối với bất kỳ chức vụ ở cấp bậc nào trong một tổ chức lớn, người giỏi ở cấp bậc đó rốt cuộc cũng sẽ hội tụ lại với những người yếu kém có tước vị. Lí do căn bản đằng sau luật này là các nhân viên khác ở chức vụ thấp hơn trong công ty sẽ tự nhiên lấy người yếu kiếm ở cấp bậc trên làm chuẩn để so sánh với mình”.

Các tập đoàn đa quốc gia lớn đã điều chỉnh nghệ thuật bù trừ này. Các công ty có thể xác định được chính xác số tiền ít nhất có thể trả cho nhân viên để giữ họ làm việc, chịu bám lấy và “miệt mài” trong sự tầm tưởng đó.

Bạn cũng có thể được lợi cả đôi đường…

Làm việc trong một công ty ổn định không phải là lựa chọn duy nhất, bạn vẫn có thể được lợi cả đôi đường bằng cách vừa làm cho công ty mà vẫn thỏa mãn đam mê cá nhân. Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để chúng ta có thể cân bằng cả hai?

Giữ lấy công việc tại công ty, xen vào đó là việc riêng của bạn. Điều này nghe có vẻ “ảo tưởng” nhưng nó thực sự hợp lý. Chúng tôi đã nhận ra một thực tế rằng, trở thành một con lăn trong chiếc bánh xe lớn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc trở thành một người quyền lực.

Và tôi tin rằng, bạn sẽ không phải làm hết công suất để hoàn thành tốt công việc chính của mình. Vì vậy, hãy giữ công việc hiện tại, tận dụng tính đảm bảo, sự tự do nhất định mà tổ chức đó mang lại và bổ sung thêm một số những trải nghiệm sống thực tế để thực hiện những dự án khác của riêng mình. Không bao giờ là quá muộn để khám phá những điều thú vị khác và bắt đầu chuẩn bị dần nếu lần tới công ty của bạn “nhỡ” bị phá sản. Hãy nhớ rằng, luôn có dự án khởi nghiệp mới mà bạn có thể tham gia.

Cuối cùng, nếu bạn đã quyết định “liều mạng” tham gia khởi nghiệp, bạn cần biết mình có gì và cần gì. Nếu bạn đang phải tằn tiện sống qua ngày với đồng lương ít ỏi, hãy gia nhập vào những công ty có thể đáp ứng bạn, đừng chỉ quan tâm tới công bằng, bình đẳng, điều đó có thể rất quan trọng nhưng chẳng có giá trị gì trong những giai đoạn đầu.

Theo trí thức trẻ