Dù xét ở tiêu chí nào thì Johannes Haushofer cũng thành công đáng kinh ngạc. Ông tốt nghiệp danh dự tại Oxford. Ông không chỉ có một mà là hai bằng tiến sĩ, ngành kinh tế (của Đại học Zurich) và ngành sinh học thần kinh (của Đại học Harvard). Hiện nay ông đã xuất bản rộng rãi và thuyết trình tại nhiều hội nghị rằng CV của mình lấp đầy 7 trang giấy.
Gần đây thì Haushofer trở lên nổi tiếng ở Twittersphere khi ông cho ra mắt “CV of Failures”- gồm một danh sách dài của “các bằng cấp tôi không nhận được”, “các vị trí và học bổng tôi không giành được”, “lời từ chối từ các tạp chí khoa học”.
Thông thường chúng ta muốn gây chú ý và được khen ngợi với các thành tích. Haushofer thì lại chia sẻ với các thế giới chi tiết những thất bại của bại của bản thân.
Trong lời giới thiệu cho bản lý lịch không bình thường này, Haufhoser ghi chú rằng không phải tự ông có ý tưởng này. Vài năm trước, Melanie Stefan, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Caltech, đã viết một bài báo cho Nature với tiêu đề “A CV of Failures” sau khi cô bị từ chối khi xin học bổng. Stefan cũng giống như Haufhoser là một người có thành tựu lớn. Tuy nhiên cô nhận ra rằng với mỗi giờ mình làm điều gì đó thành công thì cô cũng mất 6 giờ để làm thứ gì đó thất bại.
Stefan kết luận rằng vấn đề bỏ qua thất bại dẫn đến nhận thức sai lầm về thành công: “Là nhà khoa học, chúng ta xây dựng những câu chuyện về thành công mà có thể che giấu thất bại với chính mình và những người khác. Thông thường thì sự nghiệp của các nhà khoa học khác là danh sách dài những chuỗi thành công liên tiếp. Do đó, bất cứ khi nào chúng tra trải qua thất bại, chúng la lại cảm thấy cô đơn và chán nản.”
Trong thế giới siêu cạnh tranh và áp lực lớn, những bứt phá trong kinh doanh và thăng tiến trong sự nghiệp đều phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thách thức. Quan điểm cho rằng bất cứ ai cũng có thể đạt được thành công mà không trải qua thất bại dường như quá ngây thơ. Việc sẵn sàng ghi nhận những thất bại có thể giúp bạn có những bước tiến xa hơn.
Điều này đúng với cả các cá nhân cũng như doanh nghiệp. Bessemer Venture Partners, một công ty đầu tư mạo hiểm lâu đời đã thắng lớn khi tài trợ một số startup thành công tuyệt vời như LinkedIn, Yelp, Pinterest và Blue Apron. Tuy vậy, công ty này cũng đã quyết định không đầu tư vào các giao dịch có thể dẫn đến lợi nhuận thái quá, bao gồm cả Apple, eBay và FedEx.
Tại hầu hết các công ty đầu tư mạo hiểm, những cơ hội bị bỏ qua được đối xử như những bí mật nhỏ bẩn thỉu. Tại Bessemer, chúng được công khai trong “Anti-Portfolio” – đơn giản đây là những Failure Resume của đối tác.
Đây là mục nói về việc không đầu tư vào PayPal: David Cowan đã thắng trong Series A. Thật là một cơn ác mộng, 4 năm sau công ty này được eBay mua lại với giá 1.5 tỷ USD.
Đây là mục nói về việc không đầu tư vào Lotus and Compaq: Ben Rosen đưa Felda Hardymon cơ hội để đầu tư vào cả Lotus và Compaq Computer trong cùng một ngày. Hardymon nói: ‘Lotus không hề có sự đảm bảo nào, tôi lo lắng về tình hình ở đó. Còn với Compaq, tôi nói với anh ta rằng không có tương lai nào cho máy tính khả chuyển cả vì IBM đã làm được điều đó.’
Đây là mục nói về việc không đầu tư vào Facebook: Jeremy Levine đã dành cuối tuần tại một khóa tu nghiệp mùa hè năm 2004 tại Harvard. Cuối cùng, Jeremy nhận được một vài lời khuyên có vẻ khôn ngoan: Chàng trai chưa nghe Friendster à? Bỏ qua thôi. Dự án bị loại.
Nhà sử học nổi tiếng Arnold Toynbee từng châm biếm: “Nothing fails like success when you rely on it too much.” (Tạm dịch: Không có gì thất bại bằng sự thành công nếu ta quá bị phụ thuộc vào chúng). Có thể chúng ta đang ở trong một thế giới không có gì thành công bằng chính sự thất bại, đặc biệt là nếu bạn biết trung thực về chúng. Thật vậy, Johannes Haushofer chia sẻ: Lý lịch thất bại còn nhận được sự chú ý nhiều hơn toàn bộ quá trình học tập của tôi.
Vì vậy, đừng ngủ quên trên thành công. Hãy viết ngay bản lý lịch về những thất bại của chính mình.
Theo Trí Thức Trẻ/HBR