5 điều ứng viên thường nói dối

Chuyện ứng viên nói dối trong quá trình xin việc ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, họ không hiểu được mức độ nghiêm trọng của lời nói dối và luôn cố gắng che giấu, phóng đại và nói dối những thông tin của họ. Do vậy, ngày nay, hầu hết các ông chủ lớn ở Mỹ đều tiến hành việc điều tra lý lịch ứng viên trước khi phỏng vấn họ. Dưới đây là 5 lời nói dối phổ biến của các ứng viên: 

Ảnh minh họa


Phóng đại quá trình làm việc 
Các ứng viên thường nói dối về quãng thời gian làm việc trước kia. Trên thực tế, nhiều bài khảo sát cho thấy rằng 35% hồ sơ xin việc của ứng viên bao gồm những thông tin sai lệch về công việc trước kia của họ. Ứng viên thường cố gắng kéo dài thời gian làm việc trước kia để lấp đầy khoảng trống trong hồ sơ xin viên bởi vì họ không muốn giải thích về những khoảng thời gian trống trong hồ sơ. 
Ví dụ, một ứng viên kéo dài thời gian làm việc tại công ty A trong hồ sơ xin việc là 6 tháng nhưng trên thực tế, anh ta chỉ làm việc tại công ty đó 3 tháng! Một trường hợp khác, ứng viên viết trong hồ sơ xin việc là “làm tư vấn viên hoặc làm nghề tự do” để lấp đầy khoảng trống trong quá trình làm việc. Đôi khi những lời nói dối của ứng viên không có hại nhưng nếu bạn phát hiện ra những lời nói dối đó cthì bạn nên nói cho họ biết. Dù sao đi chăng nữa, bạn cũng nên xác minh lại quá trình làm việc của ứng viên để đảm bảo mọi điều là sự thật. 

Bịa ra các bằng cấp đạt được hoặc khả năng của bản thân 
Khoảng 20% ứng viên đưa ra thông tin sai lệch liên quan đến bằng cấp của họ. Vì vậy, các công ty cần phải hiểu rõ những cách mà ứng viên thường bịa ra những bằng cấp mà họ không đạt được. Rất nhiều trường hợp ứng viên tham gia một khoá học nào đó nhưng họ lại không tốt nghiệp. Thậm chí, một vài ứng viên mặc dù đã tốt nghiệp bằng đại học chính quy nhưng họ vẫn nói dối về chuyên ngành của họ để sao cho phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển. 
Đôi khi, ứng viên còn có mánh khoé mua những chứng chỉ, văn bằng ở một vài trung tâm đào tạo. Để không bị ứng viên “qua mặt” trong những tình huống này, các nhà tuyển dụng cần phải tìm hiểu và liệt kê danh sách những trung tâm chuyên cung cấp những chứng chỉ, bằng cấp như vậy. 

Che giấu tiền án tiền sự 
Lý do quan trọng nhất mà các công ty phải kiểm tra lý lịch của ứng viên đó là bảo đảm một môi trường làm việc an toàn cho mọi nhân viên. 11% lý lịch của ứng viên sau khi kiểm tra đã phát hiện ra họ đã từng có tiền án tiền sự. Cách phổ biến nhất mà các ứng viên che giấu chuyện phạm tội của họ đó là thay đổi một vài chi tiết như là ngày sinh hoặc tên. Các nhà tuyển dụng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, tìm hiểu về hồ sơ tội phạm để xác nhận lại kết quả và để tránh thuê những tên tội phạm nguy hiểm. 

Che giấu chuyện nghiện ma tuý 
48% người Mỹ thừa nhận rằng đã từng sử dụng ma tuý. Vì vậy, việc tiến hành xét nghiệm với ma tuý là một bước cần thiết.