Cho đi – Thói quen của kẻ thắng

“Chiến thắng là một thói quen. Không may, thất bại cũng thế” – Vince Lombardi. Chiến thắng được tạo nên từ những thói quen tích cực trong cuộc sống và thất bại được gieo mầm từ những thói quen xấu. Cho đi là một trong những thói quen của người chiến thắng.


Ảnh minh họa

Hãy cho đi hơn 1 đô la

Mỗi khi cần cho ai đó một đô la, hãy đưa cho anh ta 2 đô la. Hãy học cách bỏ ra 2 đô la mọi lúc, cho dù chỉ một đô la thôi cũng đã đủ rồi.

Khi bạn bỏ ra nhiều hơn một đô la, bạn bắt đầu “cảm thấy” mình thật rộng lượng, giống như một người giàu có và thành công. Khi đi sẽ ngẩng đầu cao hơn một chút, nụ cười cũng sẽ thoải mái hơn và dường như bạn đang điều khiển thế giới của mình. Và khi bạn quay trở lại khách sạn, bạn sẽ cảm thấy người phục vụ bàn đang chào bạn bằng một nụ cười thân thiện vì nhận ra bạn – khiến bạn có cảm giác rõ ràng hơn giá trị bản thân.

Vì thế, thói quen thưởng nhiều hơn một đô la không phải vì điều đó có ý nghĩa với người phục vụ (mặc dù chắc chắn anh ta sẽ cảm thấy vui), mà vì những gì nó mang lại cho bạn – người cho đi. Và giá trị đó lớn hơn một đô la.

Hãy học cách cho đi nhiều hơn. Chỉ cần một chút thôi. Học cách cho đi nhiều hơn lòng tin, sự ca ngợi, tình yêu. Bạn càng cho đi, bạn càng cảm thấy giàu có. Việc cho đi nhiều hơn một đô la thực tế có thể khiến bạn giàu có hơn bạn có thể tưởng tượng.

Biết tạo những bất ngờ

Trong cuộc sống, chúng ta làm mọi thứ theo một chương trình được lập sẵn, và có xu hướng bỏ qua yếu tố ngạc nhiên. Tại nơi làm việc, các ông chủ luôn mong đợi sự thể hiện, sự tin cậy, chắc chắn trong công việc. Chỉ cần cố gắng thêm một chút, bạn sẽ nhanh chóng đi vào con đường thăng tiến.
Với những người mà chúng ta yêu quý cũng vậy, chúng ta sẽ làm điều gì đó khác với mọi ngày và đem đến một niềm vui nhỏ dành cho họ ở đâu đó. Hãy tạo ra một sự bất ngờ nho nhỏ, và bạn đã thêm một phép màu vào tình cảm giữa bạn với mọi người. Những bữa tối kỷ niệm thật tuyệt vời, nhưng họ đã dự đoán được điều đó. Thay vào đó, hãy đưa vợ bạn đi ăn trưa vào một ngày bận rộn. Hoặc đưa bạn bè của con mình ra ngoài ăn những cây kẹo trên biển.

Sức mạnh để tạo ra thiên đàng

Một ngày, có người đàn ông theo đạo đến và hỏi Chúa về sự khác nhau giữa thiên đàng và địa ngục. “Đi, ta sẽ chỉ cho nhà ngươi”, Chúa đáp và dẫn người đàn ông kia qua 2 cánh cửa. Cả thiên đàng và địa ngục đều là một căn phòng lớn, đầy đủ thức ăn ngon và mỗi người đều có một chiếc thìa rất lớn với tay cầm dài và được buộc vào tay của họ. Nhưng những người ở dưới địa ngục đói khát và cố gắng dùng cái muỗng dài xúc thức ăn nhưng họ bất lực. Chính vì vậy họ gầy gò, rách nát. Còn ở thiên đàng, cũng căn phòng như thế, thức ăn như thế và những cái muôi dài như vậy nhưng họ lại béo tốt, khỏe mạnh bởi vì họ dùng cái muỗng dài đút cho nhau ăn.

Những người chiến thắng, những đội quân chiến thắng thực sự là những người biết giúp đỡ người khác đạt được mục tiêu của họ, đặt những nhu cầu và sở thích của người khác lên trên bản thân mình.

Điều may mắn là chúng ta đều có sức mạnh để tạo ra địa ngục hay thiên đàng cho chính chúng ta. Những căn phòng, những chiếc đĩa, món thịt hầm, những cái thìa đều như nhau, dành cho tất cả chúng ta. Cố gắng tự ăn hay học cách cho người khác ăn – là lựa chọn của bạn.

Tập trung vào cái chúng ta đang có

Một lần ngồi trên xe lửa, Mahatma Gandhi đã không may đánh rơi chiếc giày của mình khi lên tàu. Ngay sau đó ông ném chiếc giày còn lại xuống chỗ chiếc giày kia đã tuột mất trong sự ngạc nhiên của mọi người. Ông trả lời sự thắc mắc của mọi người: “À nếu có ai đó nhặt được một chiếc giày của tôi, hy vọng anh ấy sẽ tìm thấy chiếc còn lại và sẽ có một đôi giày còn tương đối mới”.

Trong thời đại của những tính toán, tham vọng, những ham muốn vô tận và sự phát triển đông đảo những người giàu có nhưng không hạnh phúc, tất cả chúng ta có thể học từ câu chuyện của Mahatma Gandhi.

Thật không may, chúng ta có xu hướng tập trung vào cái mà chúng ta không có. Tâm trí chúng ta hoàn toàn để vào cái mà chúng ta đã mất. Trong khi thay vào đó, chúng ta có thể dễ dàng tập trung vào cái chúng ta có – và xem xét nó có thể hữu ích cho ai đó không. Vất bỏ chiếc giày còn lại không chỉ đem lại hạnh phúc cho một người đàn ông nghèo, điều đó cũng khiến Gandhi được hạnh phúc.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta chuyển cách nghĩ. Thay vì tranh giành nhau – ham muốn có nhiều hơn nữa – chúng ta nên học cách trở thành người biết cho đi. Hãy học cách cho đi. Học cách chia sẻ.

Thay vì cứ tiếc mãi chiếc giày đã mất, có lẽ chúng ta nên cảm ơn Chúa vì vẫn còn lại một chiếc giày, và nhận ra bỏ nó lại với chiếc kia có thể làm chúng ta và ai đó cảm thấy hạnh phúc hơn.

Theo DNSG