Ông Ngô Quốc Cường với nguyên tắc ba bên cùng thắng

Công ty cổ phần Quốc Huy Anh vừa khánh thành trụ sở mới và đề ra chiến lược tái cấu trúc cho năm 2013 nhằm duy trì tốc độ phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
TBKTSG đã trò chuyện với ông Ngô Quốc Cường, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Quốc Huy Anh, bên lề Hội chợ Vietbuild 2013 vừa diễn ra tại TPHCM.
Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) thu hẹp quy mô hoạt động, lĩnh vực bất động sản bị đông cứng. Thách thức đối với sự phát triển Quốc Huy Anh là gì?
Quốc Huy Anh kinh doanh hai sản phẩm chính là giấy văn phòng và silicone dùng trong ngành xây dựng. Đây là hai sản phẩm có khá nhiều thương hiệu lớn cạnh tranh nhưng thị trường vẫn còn tiềm năng để khai thác.
Thời gian vừa qua, nhờ định hướng kinh doanh dài hạn và sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các đối tác nước ngoài, hệ thống đại lý phân phối nên công ty kinh doanh ổn định, ít chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài. Do không đầu tư dàn trải nên công ty chủ động được nguồn vốn kinh doanh, nắm bắt nhanh cơ hội phát triển trong thị trường có nhiều biến động. Năm 2012, doanh số của chúng tôi tăng 30% so với năm 2011; năm tháng đầu năm 2013 tăng 35% so với cùng kỳ. Theo số liệu nhập khẩu chính thức của Tổng cục hải quan, hiện chúng tôi đang nắm giữ thị phần khoảng 60% đối với nghành hàng silicone và khoảng 40% đối với nghành hàng giấy văn phòng cao cấp.
Đánh giá lại chiến lược kinh doanh của Quốc Duy Anh ông thấy có gì khác biệt so với các doanh nghiệp khác?
Từ lúc mới thành lập cách đây hơn 14 năm, chúng tôi đã xác định chỉ tập trung vào nghành nghề chủ đạo, chọn lĩnh vực có đặc thù về công nghệ, quy mô vốn đầu tư lớn với rào cản cạnh tranh cao. Điều này giúp công ty loại bớt đối thủ cạnh tranh, dễ xây dựng thương hiệu và nắm bắt được cơ hội phát triển, mở rộng thị phần. Ban đầu chúng tôi chọn phân phối độc quyền cho thương hiệu quốc tế “Paperone” của tập đoàn April (Inđônêsia), khi đã làm chủ tiềm lực và kinh nghiệm, công ty bắt tay xậy dựng thương hiệu riêng. Chúng tôi cũng thuyết phục những tập đoàn hàng đầu thế giới như Shinetsu (Nhật) và Dow Corning (Mỹ) hợp tác phát triển sản phẩm Apollo Silicone trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Hiện đang có một vài tập đoàn hóa chất xây dựng lớn của Nhật và Đông Âu đề nghị hợp tác với chúng tôi để xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược của chúng tôi là chỉ hợp tác sản xuất với điều kiện sản phẩm mang thương hiệu của Quốc Huy Anh.
Hai năm trước ông đã từng đề cập với chiến lược tái cơ cấu công ty, kết quả nay ra sao?
Hai năm qua, chúng tôi đã mất rất nhiều công sức để chuẩn hóa hệ thống phân phối với hàng trăm đại lý trên khắp cả nước, duy trì sự ổn định và gắn bó lâu dài của họ. Tổ chức lại hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường vào mùa cao điểm, bảo đảm việc chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Chúng tôi không kinh doanh theo nguyên tắc “Win- Win” mà theo Three Win (3W). Đó là hướng tới sự hợp tác hiệu quả giữa đối tác cung cấp nước ngoài, Quốc Huy Anh và hệ thống phân phối dựa trên quan niệm không chỉ bán một sản phẩm đơn thuần mà là phát triển thương hiệu cao cấp, với sự đảm bảo về chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt nhất. Điều này khiến cho các đại lý và người tiêu dùng đầu cuối có thêm niềm tin vào sản phẩm của chúng tôi.
Trong năm nay, chúng tôi sẽ tập trung xây dựng lại hê thống quản lý, chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, duy trì và nâng cao nhận thức thượng hiệu trên thị trường, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, văn hóa công ty,…
Quay trở lại với các đối tác chiến lược, Quốc Huy Anh đã nhận được gì từ họ?
Quốc Huy Anh hợp tác với April, Shinetsu và Dow Corning đã nhiều năm. Họ đã hỗ trợ chúng tôi về công nghệ, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nhân lực,… cũng như giúp chúng tôi xây dựng uy tín quốc tế.
Ông có nghĩ đến việc mua công nghệ nước ngoài, xây dựng nhà máy tự sản xuất sản phẩm tại Việt Nam?
Nhà máy chiết xuất silicone của chúng tôi hiện đã hoạt động hết công suất. Do đó, công ty xúc tiến đầu tư thêm nhà máy sản xuất với quy mô 10.000 mét vuông tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc A để đáp ứng nhu cầu thị trường và một nhà máy chiết xuất tại Hà Nội để chủ động việc cung cấp cho thị trường phía Bắc, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn 20 triệu đô la Mỹ để đầu tư giai đoạn một cho hai nhà máy này.
Việc đầu tư lúc này là nhằm đón đầu sự tăng trưởng trở lại của nghành xây dựng, khi nền kinh tế hồi phục. Mặt khác, đầu tư lúc này sẽ tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao hơn vì nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, hạn chế đầu tư, giá máy móc thiết bị và đất đai đã rẻ hơn nhiều so với trước.
Các thị trường trong khu vực như Lào, Campuchia và đặc biệt là Myanmar được đánh giá rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng. Liệu ông có nhắm đến những thị trường này không?
Ở thời điểm hiện tại, sản phẩm của chúng tôi đã được xuất khẩu sang Lào và Campuchia… một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, Đông Âu và Châu Phi cũng đã nằm trong kế hoạch mở rộng thị trường của Quốc Huy Anh từ khá lâu. Riêng với Myanmar, đây thực sự là thị trường rất hứa hẹn và chúng tôi đã có những kế hoạch cụ thể để khai thác sau nhiều cuộc điều tra nghiên cứu.
Tại Hội chợ Vietbuild 2013, một số doanh nghiệp đến từ các thị trường nói trên đã liên hệ làm việc với chúng tôi với mong muốn nhập khẩu sản phẩm Apolo Silicone.
Công ty đang chuẩn bị đưa ra thị trường sản phẩm MS Polymer và keo Silicone chuyên dụng cho môi trường y tế, keo chịu nhiệt chuyên dụng cho công tác phòng cháy, chữa cháy… đây là sản phẩm mà tôi cho rằng có rất nhiều tiềm năng.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn.