David G. Thomson, tác giả cuốn sách Best – Seller “Kế hoạch để trở thành tỉ phú” đã dành nhiều năm liền để nghiên cứu 400 công ty có tốc độ phát triển mạnh nhất nước Mỹ. Từ đó, ông đúc kết ra những bài học mà mọi doanh nhân đều có thể học tập và ứng dụng vào công ty mình.
7 nhân tố cho sự phát triển của mọi công ty
Quan trọng hơn, khi tiến hành các bước này, các công ty đều thể hiện sự quyết tâm và sự công khai minh bạch, từ đó thu được thành công lớn hơn các đối thủ. Thêm vào đó, không chỉ một hay hai bước, một điểm chung nữa là tất cả họ đều áp dụng ít nhất là 5 bước vào tiến trình cải tổ công ty mình.
Áp dụng đúng 5 trong số 7 bước
Ai đó có thể băn khoăn “Vậy 7 bước này có gì mới?”, nhất là khi hầu như mọi công ty đều có những đặc điểm giống nhau: tập trung vào thị trường, cố gắng kiếm lợi nhuận và có đội ngũ quản lý. Điểm khác biệt giữa một công ty đang khó khăn và một công ty đang phát triển theo cấp số mũ chính là sự kết hợp giữa họ đã làm gì và làm như thế nào. Điều này được thể hiện rõ ở tình hình kinh doanh ngày một khởi sắc của những công ty hàng đầu, doanh số tăng, các khoản tái đầu tư, các dòng vốn.
Kiến tạo giá trị mang tính đột phá
Phỏng vấn khách hàng đối thủ của bạn.
Điểm mấu chốt nhất là các cuộc phỏng vấn này cần do một lãnh đạo cấp cao trong công ty thực hiện, chứ không chỉ là nhân viên của đội bán hàng. Điều này thể hiện tầm quan trọng của buổi phỏng vấn, cũng như sự tôn trọng của công ty với người không phải khách hàng của mình, từ đó tạo tiền đề cho những cuộc thảo luận sâu hơn.
Đừng chỉ tập trung vào mục tiêu bán được hàng, hãy biết lắng nghe.
Đưa những phản hồi vào thực tiễn.
Một khi công ty bạn đã nhận ra sự cần thiết phải thiết lập một hội đồng tư vấn khách hàng, hay đưa thêm chi tiết mới vào sản phẩm hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ, hãy đảm bảo rằng tất cả những động thái đó sẽ trực tiếp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khai thác mảng thị trường phát triển mạnh
Khi kinh tế suy thoái, công ty bạn nên tìm kiếm một mảng phát triển tốt nhất trong ngành của mình để tập trung đầu tư. Một lần nữa, phỏng vấn khách hàng là chiêu thức hết sức hữu hiệu để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Khi những chu kỳ của khủng hoảng kinh tế xảy ra, khách hàng có xu hướng xem xét lại nhu cầu của mình. Ví dụ như các khách hàng của mảng IT rất quan tâm đến chất lượng, độ tin cậy và tính linh hoạt của các công ty trong đợt suy thoái 2001 – 2003, và tập đoàn công nghệ Ấn Độ HCL đã chớp lấy thời cơ đó để tìm hiểu và phục vụ khách hàng nhiều hơn và tốt hơn.
Trân trọng khách hàng lớn
Họ không chỉ là những đối tác mua bán của công ty, mà còn là đội ngũ bán hàng, quảng cáo và tiếp thị hết sức quan trọng, bởi chính họ sẽ tích cực truyền bá những trải nghiệm tốt đẹp của mình khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn.
Liên kết với các công ty lớn để thâm nhập thị trường mới
Khi một bên là các tập đoàn có vốn nhưng thiếu các sáng tạo kỹ thuật, bên kia là những công ty nhỏ nhưng đầy tiềm năng phát triển thì sự kết hợp này sẽ mang lợi ích về cho cả hai.
Trở thành bậc thầy đầu tư thu lãi lớn
Những công ty tăng trưởng mạnh nhất đều có dòng vốn luân chuyển tích cực và tạo ra nhiều giá trị tiền mặt hơn là khi được tích trữ. Chúng mang lại nguồn lợi lớn khi đầu tư vốn vào các danh mục tin cậy, giúp giải quyết những số nợ còn tồn đọng, đem lại tình hình tài chính khả quan cho công ty.
Một chiêu thức mà tất cả các công ty tốt đều áp dụng, đó là trích 10% ngân sách dự phòng để đầu tư cho các cơ hội kinh doanh. Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý cần phải ưu tiên đầu tư cho hoạt động kinh doanh cơ bản. Vai trò của giám đốc tài chính ở đây đặc biệt quan trọng khi họ phải cân nhắc đích đến của các khoản chi tiêu cho thật hợp lý.
Áp dụng cách lãnh đạo trong – ngoài cho cả ban quản lý
Một trong những yếu tố giúp cho các nhân tố còn lại được thực hiện song song chính là bộ đôi quản lý linh hoạt khi một người lãnh đạo hoặc trưởng nhóm chịu trách nhiệm về thị trường, khách hàng, liên kết, cộng đồng địa phương (đối ngoại), trong khi một người cùng cấp khác tập trung quản lý vận hành công ty.
Đưa các chuyên gia vào ban quản trị
Những ban lãnh đạo gồm đa số là các bên góp vốn và bên quản lý tỏ ra không mấy hiệu quả trong việc lãnh đạo công ty trong thời gian dài với những biến động lên xuống của thị trường. Giải pháp được đưa ra là mời khách hàng, bên đối tác liên minh cùng ngồi vào bàn và thảo luận.
Theo business