Để đánh giá cung cách của một người, ta thường dựa vào thói quen, quan niệm sống của họ. Thói quen của một ông chủ lí tưởng hẳn nhiên là không giống với những người bình thường. Vậy thì, những người sếp giỏi, họ thường làm gì, có những thói quen sinh hoạt khác người nào?
Triết lý sống của những lãnh đạo xuất chúng
1. Cộng tác thay vì chơi nổi
Sếp giỏi luôn tâm niệm thành công không nhất thiết phải là do cá nhân đạt được, mà còn là thành công của cả nhóm hợp lại. Với họ, thành công của cả nhóm sẽ thúc đẩy mỗi cá nhân tự vươn lên và hoàn thiện hơn.
2. Quan tâm tới toàn bộ nhân viên
Cái mà một người sếp “xịn” quan tâm chính là những mong muốn và nhu cầu cơ bản của mọi nhân viên trong công ty. Một khi đã cảm thấy được quan tâm, nhân viên sẽ trở nên hào hứng hơn trong công việc cũng như giải quyết các vấn đề tốt hơn.
3. Biến cái không thể thành có thể
Với tâm lí “không gì là không thể”, họ khuyến khích nhân viên thực hiện những điều tưởng rằng bất khả thi và luôn nhận thấy được những mặt tích cực trong vấn đề. Do đó, doanh nghiệp của họ có thể vượt qua được những chướng ngại và thâm nhập vào những thị trường mới.
4. Hài hước ngay cả trong khó khăn
Ngay cả trong khó khăn, một ông sếp tài giỏi vẫn biết cách gây hài hước. Điều này mang lại cho nhân viên một tâm lý thoải mái, dễ chịu, và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ khó khăn nào.
5. Vẽ nên viễn cảnh tươi sáng
Sếp giỏi không chỉ biết tin tưởng vào tương lai của bản thân, mà còn có khả năng thấu hiểu và tác động tới khát khao và nhu cầu của nhân viên. Với phương châm “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, họ có thể vạch ra con đường thành công cho nhân viên và khuyến khích nhân viên dũng cảm đi trên con đường ấy.
6. Khát khao khám phá sự mới mẻ
Luôn sẵn sàng tiên phong cho những cái mới mẻ, họ là người dìu dắt nhân viên dám bước khỏi “vòng an toàn” mà không cần bất cứ sự đảm bảo nào. Đây cũng là người rất nhạy cảm với thời cơ, biết chờ đợi nhưng cũng biết chớp lấy cơ hội khi thích hợp.
7. Vừa là bạn, vừa là thầy
Đối với nhân viên, những ông chủ này không chỉ biết lắng nghe mà còn là những vị quân sư tuyệt vời. Họ có thể cố vấn cho nhân viên cách vượt qua những khó khăn, thách thức trong công việc, đồng thời, các ông chủ này cũng sẵn sàng để nhân viên tự quyết định khi cảm thấy nhân viên đã “đủ lông đủ cánh”.
8. Truyền cản hứng từ những câu chuyện
Những câu chuyện vừa giúp truyền cảm hứng tới nhân viên trong những cuộc họp khô khan, vừa là yếu tố kéo sếp với nhân viên lại gần nhau hơn.
9. Lắp ráp các mảnh ghép thành một bức tranh tổng thể
Họ có khả năng nhìn nhận được tất cả các khía cạnh của một vấn đề. Bằng cách này, một người sếp giỏi có thể đưa những nhân viên xung đột tới gần nhau hơn bằng phương châm thấu hiểu, qua đó biến tập thể thành một khối đoàn kết vững mạnh. Một ông sếp tài năng còn là người có thể khiến mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và đối xử công bằng cho dù năng lực không tương xứng nhau.
10. Luôn nói thật
Sếp xịn có thể thay đổi đôi chút quan điểm của mình nếu cần thiết để tìm ra được giải pháp cho vấn đề, nhưng lại không bao giờ thay đổi ý kiến của mình chỉ để làm vừa lòng người khác. Những ông sếp này không ngại nói thật để nhân viên biết được vị trí của mình đang ở đâu.
11. Hành động trước khi có câu trả lời
Họ luôn hào hứng với các cuộc tranh luận giữa nhân viên và kích thích sự sáng tạo của nhân viên thông qua tranh luận. Nhờ đó, vấn đề sẽ được giải quyết hiệu quả hơn, nhanh chóng, và sáng tạo hơn.
12. Xây dựng lòng tin
Hơn hết, họ nhận thấy sự tin tưởng lẫn nhau là chất kết dính giúp tổ chức gắn kết hơn và hoạt động tốt hơn, vì một khi các thành viên trong tổ chức biết tin tưởng, và được tin tưởng, họ sẽ dành nhiều nhiệt huyết cho tổ chức của mình.
13. Sứ giả hòa bình
Với vai trò là sứ giả hòa bình, những ông chủ khác thường này luôn biết cách duy trì tính thống nhất, đoàn kết trong cả một hệ thống. Họ khuyến khích nhân viên luôn duy trì được trạng thái ôn hòa và kiềm chế được tức giận trong mọi tình huống.
Theo business