Chiến lược Unilever Việt Nam : Chú trọng phát triển bền vững

Unilever Việt Nam : Chú trọng phát triển bền vững

171
Sáng 29/11/2012 tại Hà Nội, công ty Unilever Việt Nam đã công bố báo cáo cập nhật một năm thực hiện Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững tại Hà Nội. Nhân dịp này, DĐDN đã có cuộc phỏng vấn ông JV.Raman – chủ tịch của Unilever Việt Nam.
– Ông có thể chia sẻ về chiến lược phát triển bền vững của Unilever, và mục tiêu chính cúa chiến lược này là gì, thưa ông? 
Vào thời điểm này năm ngoái, chúng tôi chính thức công bố Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever tại Việt Nam. Trước đó, năm 2010, tập đoàn Unilever công bố Chiến lược phát triển mới, qua đó chúng tôi đã thiết lập một Tầm nhìn mới trên phạm vi toàn cầu nhằm phát triển tập đoàn lớn mạnh gấp đôi đồng thời giám tác động đối với môi trường và gia tăng lợi ích cho toàn xã hội. Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever do Chủ tịch tập đoàn Unilever toàn cầu, ông Paul Polman công bố lần đầu tiên vào cuối năm 2010, chính là kim chỉ nam để Unilever hoàn thành những cam kết và mục tiêu của chiến lược đó.
Chiến lược này bao gồm hai nhân tố chính: sự phát triển thông qua các nhãn hàng và sự phát triển kinh doanh bền vững. Hai nhân tố này cùng gắn kết chặt chẽ với nhau. Để xây dựng một thương hiệu lớn chúng tôi cần một kế hoạch cho tương lai – một kế hoạch không chỉ thấu đáo mà còn có tính nhìn xa trông rộng, hướng tới sự phát triển bền vững. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và đến năm 2020, sẽ có thêm một tỷ người nữa trên hành tinh của chúng ta. Điều này có nghĩa là các nhãn hàng của chúng tôi có thêm nhiều cơ hội phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng cùng lúc đó, chúng ta cũng phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt các nguồn tài nguyên để đáp ứng cho các nhu cầu đó. Đây chính là lý do vì sao phát triển bền vững là câu trả lời đúng đắn cho bài toán kinh doanh, và ở Unilever, chúng tôi coi đó là kim chỉ nam để phát triển các nhãn hàng thông qua việc đảm bảo cuộc sống tốt đẹp của người dân trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn của trái đất. Vấn đề phát triển bền vững còn khá xa lạ đối với đa số người dân khi họ còn quá nhiều mối bận tậm trong cuộc sống thường ngày, nhưng khi phải đối mặt với sự leo thang của giá cả, sự cạn kiệt của nguồn nước hay tình trạng vệ sinh môi trường sống yếu kém thì chắc chắn câu chuyện phát triển bền vững sẽ là một vấn đề đáng quan tâm.
Chúng tôi đặt nhiều mục tiêu cho Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever tại Việt Nam bởi chúng tôi tin là Kế hoạch này sẽ giúp chúng tôi tiến gần hơn tới sứ mệnh của mình trong việc cải thiện cuộc sống cho người dân Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi cam kết, đến năm 2020, sẽ (i) nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn 20 triệu người dân Việt Nam thông qua việc cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe; (ii) giảm một nửa ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh và sản phẩm lên môi trường; (iii) góp phần cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người dân Việt Nam thông qua quá trình phát triển kinh doanh của chúng tôi.
– Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của việc lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào kinh doanh? 
Chúng tôi nhận thấy cơ hội phát triển lớn trong tương lai nếu như ngay ngày hôm nay chúng tôi phát triển các nhãn hàng dựa trên định hướng giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường. Tại Unilever, việc lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào kinh doanh đã giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, đồng thời mang lại hiệu quả cao trong quản lý rủi ro. Kế hoạch phát triển bền vững của Unilever chính là cốt lõi và là kim chỉ nam định hướng mô hình kinh doanh của chúng tôi. Đây cũng chính là điểm mạnh giúp tăng tính cạnh tranh của Unilever với các doanh nghiệp và các nhãn hiệu khác trên toàn thế giới.
Kế hoạch phát triển bền vững luôn luôn là trọng tâm công ty phát triển kinh doanh, những nhãn hàng của Unilever mà đa phần trong số đó là những nhãn hàng số 1 tại Việt Nam, đã đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững thông qua các cải tiến sản phẩm mới (Comfort một lần xả), phát triển thị trường (hành trình Lifebuoy rửa tay với xà phòng, P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam), các chương trình gắn kết cộng đồng (chương trình hành tinh xanh của OMO, các dự án cải tạo và xây mới nhà vệ sinh Vim).
Sau một năm thực hiện kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trên toàn thể 3 lĩnh vực trọng tâm của kế hoạch. Những thành tựu này đã giúp cho công ty phát triển kinh doanh cũng như hoàn thành sứ mệnh xã hội của mình. 
– Vậy sau một năm triển khai thực hiện, chiến lược này đã mang lại kết quả gì cho người dân nói chung và Unilever nói riêng, thưa ông? 
Năm 2012, đã có hơn 17.5 triệu người được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp qua các chương trình giáo dục và hỗ trợ về sức khỏe và vệ sinh, qua đó cải thiện cuộc sống và nâng cao sức khỏe của mình; tất cả các nhà máy tại Việt nam của chúng tôi đều sử dụng nguyên liệu than thiện với môi trường thay cho dầu DO và chúng tôi đã tiết kiệm được hàng trăm nghìn đô la từ những cam kết giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời, cuộc sống của hàng nghìn hộ gia đình nông thôn đã được nâng cao từ những chương trình tài chính vi mô và tạo việc làm cho phụ nữ còn nghèo khó tại những vùng nông thôn ở Việt Nam.
Chúng tôi cảm thấy rất hào hứng với hành trình Kế hoạch phát triển bền vững của Unilever mà chúng tôi đã khởi động tại Việt Nam, và được khích lệ bởi những kết quả khả quan mà chúng tôi đã đạt được sau năm đầu tiên thực hiện. Chúng tôi mong sẽ được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chính phủ, với khách hàng và các đối tác kinh doanh, và cùng với nhân viên cho một mục tiêu chung: cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam.
– Xin cảm ơn ông.
Chiến lược phát triển bền vững của Unilever tập trung vào 3 trọng tâm: cải thiện vệ sinh và sức khỏe, giảm thiểu rác thải & tiết kiệm nước, và hỗ trợ tài chính vi mô cho phụ nữ nghèo kinh doanh cải thiện cuộc sống, Unilever Việt Nam đã tích cực mở rộng hợp tác chiến lược với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ cũng như với các đối tác kinh doanh và khách hàng nhằm đạt được những cam kết về Phát triển bền vững.
Minh chứng cụ thể cho sự hợp tác này thông qua các dự án với các đối tác chiến lược:
1. “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” – Dự án hợp tác chiến lược với Bộ Y tế (bao gồm hai hợp phần Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh và P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam)
2. “Trường học Xanh – Sạch – Khỏe” – Dự án hợp tác chiến lược với Bộ Giáo dục và đào tạo
3. “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe” – Dự án hợp tác chiến lược với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
4. Phát triển nguồn trà bền vững – Dự án hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
5. Các chương trình hợp tác toàn cầu với Unicef và PSI
6. Hợp tác với Big C và Saigon Coop trong chương trình gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường
7. Chương trình tài trợ thường niên của quỹ Unilever cho các sáng kiến của cộng đồng về vệ sinh và sức khỏe

Các Dự án được trao tài trợ trong khuôn khổ chương trình tài trợ thường niên của Unilever Việt Nam (2012-2013)

Nhóm Dự án: Nước sạch (7 dự án)
1. Dự án sử dụng biện pháp sinh học xanh để cải tạo nguồn nước cho người dân tộc thiểu số ở Sơn La (200 triệu đồng)
2. Dự án Hệ thống cấp nước sạch cho điểm tái định cư xã Tam quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (300 triệu đồng)
3. Dự án triển khai, ứng dụng vòng tròn chuối tại các thôn của xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (60,852 triệu đồng)
4. Dự án xây dựng mô hình xử lý nước nhiễm Asen cho trường mầm non Xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội(197,5 triệu đồng)
5. Dự án giải pháp cải thiện nguồn nước sinh hoạt và công trình vệ sinh nông thôn cho người dân xã Kim Lộc , huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (350 triệu đồng)
6. Dự án tuyên truyền sử dụng nước sạch và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non tại các tỉnh, TP : Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Phước, Bắc Ninh, Lào Cai (mỗi tỉnh 3 trường) (300 triệu đồng) 
7. Dự án xử lý nước và cải thiện vệ sinh môi trường cho các gia đình tại xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy, Huế(300 triệu đồng)

Nhóm Dự án rác thải (8 Dự án)
8. Dự án dùng phân Compost từ rác hữu cơ và phân viên nén bón cho ngô và lúa, tăng thu nhập cho hộ nghèo và gairm ô nhiễm tại huyện Mai Châu, Hòa Bình (200 triệu đồng)
9. Dự án giải pháp đa lợi nhằm giảm thiểu rác thải nilon tại KCN làng nghề giấy tái chế Phong Khê, Bắc Ninh (250 triệu đồng)
10. Chương trình 3, tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế tại TP Hồ Chí Minh (250 triệu đồng)
11. Dự án nâng cao kiến thức và kỹ năng phân loại chất thải lây nhiễm cho điều dưỡng viên bệnh viện huyện tại Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình (300 triệu đồng)

Nhóm Dự án nước sạch và rác thải (3 Dự án)
12. Mô hình sinh kế bền vững cho nguwofi nghèo giúp giảm ô nhiễm môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp tỉnh Tiền Giang (200 triệu đồng)
13.Dự án sản xuất viên nén nhiên liệu từ Biomass thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch tại Sơn La(200 triệu đồng)
14. Dự án giải pháp cải thiện môi trường sống cho đồng bào dân tộc xã Lộc Nam, Huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (250 triệu đồng)

Theo Lại Hợp Nhân