Để đi đến quyết định nhận nhượng quyền

Có hàng ngàn công ty nhượng quyền trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Làm cách nào bạn biết được công ty nào phù hợp với mình? Để chọn được một thương hiệu phù hợp đảm bảo cho sự thành công, bạn cần tạo một hồ sơ riêng dựa trên các thông tin nền tảng khách quan để có thể đánh giá và phân tích chính xác.
Chọn lựa
Để có đầy đủ thông tin nhưng không bị quá tải, không nên chọn nhiều hơn 2 ngành và không quá 3 đến 4 công ty cho mỗi ngành để đánh giá.
Khi ra quyết định, đừng hạn chế lựa chọn chỉ vì những ý nghĩ của mình hay tác động của người khác mà không có nền tảng thực tế, kiểu như: “Tôi không biết gì về …”, “Đó là một công việc kinh doanh khó”, “Khó mà tìm được nhân sự trong công việc kinh doanh đó”, “Công việc kinh doanh đó không làm ra tiền”, “Nó sẽ tốn kém rất nhiều thì giờ”…
Thêm nữa, đừng hạn chế lựa chọn bằng việc “đóng khung” trong quan điểm chỉ tìm một công ty nhượng quyền địa phương hay một công ty là đối tác nhượng quyền độc quyền của công ty nước ngoài. Cả 2 loại công ty đều có những ưu và khuyết điểm riêng, hãy dũng cảm khám phá.
Đánh giá
Nhiều người bắt đầu quá trình đánh giá các công ty nhượng quyền mà không nắm rõ phương thức và các vấn đề cần đánh giá. Đó là một việc làm mạo hiểm đầy rủi ro, bởi khoản đầu tư có thể là toàn bộ gia sản.
Sau khi đã hoàn tất bước lựa chọn, quy trình 8 bước sau có thể giúp bạn thực hiện việc đánh giá một cách hiệu quả và chắc chắn. Trong quá trình lựa chọn, sẽ có rất nhiều công ty mà bạn không cần phải đi hết 8 bước mới kết luận được nó có phù hợp với mình hay không.
Sau đây là chi tiết các bước:
Bước 1: Nghiên cứu bản thân
Với sự hỗ trợ của mạng internet, qua website của công ty đó, bạn sẽ thu thập được thông tin một cách nhanh chóng. Việc này là cần thiết trước khi tiếp cận và bắt đầu nhận thông tin từ công ty đó.
Ngoài trang web chính thức của công ty, bạn cũng nên tìm kiếm thông tin trong các trang blog và bài báo trên mạng để thu thập các quan điểm của bên thứ ba.
Sau đó tự đánh giá khả năng và sở thích cá nhân của mình, xác định ngành nghề mà bạn thật sự mong muốn phát triển sự nghiệp của mình.
Bước 2: Hiểu biết về người nhượng quyền
Trong cuộc đối thoại đầu tiên với đại diện người nhượng quyền, bạn nên giữ một tinh thần cởi mở, lắng nghe và thu thập những thông sau:
– Thông tin về ngành và vai trò đặc biệt của công ty đó trong ngành này.
– Nắm được các khái niệm thuộc ngành này.
– Nắm được những gì bạn phải làm để thành công trong công việc kinh doanh này.
– Xác định thiện cảm với văn hóa của tổ chức.
– Nắm được các giá trị của tổ chức.
– Xác định môi trường cạnh tranh và định vị giá trị của công ty nhượng quyền.
– Tìm hiểu sự trợ giúp và đào tạo cho người nhận nhượng quyền.
Trong khi lắng nghe, hãy đánh giá:
– Bên nhượng quyền có kiến thức tốt về ngành hay không?
– Bên nhượng quyền có thể chỉ ra rõ ràng lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường hay không?
– Bên nhượng quyền có thể diễn đạt được cho bạn biết những gì bạn cần làm trong cương vị người nhận nhượng quyền để thành công trong công việc kinh doanh hay không?
– Người đại diện có đam mê và hào hứng về công ty và công việc kinh doanh này hay không?
Bước 3: Trải nghiệm của bản thân
Nếu như bạn biết các địa điểm nhượng quyền trong phạm vi gần, hãy đến thăm với tư cách một khách hàng. Trải nghiệm môi trường, dịch vụ và các sản phẩm, ghi chú những điều mà bạn thích và những điều mà bạn không thích… Chúng sẽ đóng góp vai trò quan trọng khi bạn đến gần hơn thời điểm quyết định.
Bước 4: Kinh nghiệm của người khác
Đừng chấp nhận cuộc nói chuyện với những người nhận nhượng quyền do các nhà nhượng quyền sắp xếp tại một thời điểm được định trước hoặc với hướng dẫn hợp lý.
Hãy nói chuyện với:
– 2 đến 4 người nhận nhượng quyền thành công để hiểu được kinh nghiệm của họ và quan trọng hơn là điều gì làm nên thành công của họ;
– 1 đến 2 người nhận nhượng quyền đang gặp khó khăn, để hiểu họ đang không thực hiện được điều gì (luôn nhớ rằng họ có thể không thừa nhận rằng họ đang không làm theo hệ thống được mô tả bởi người nhượng quyền)
Bước 5: So khớp hồ sơ
Hãy so sánh tất cả các thông tin thu được với hồ sơ hay kế hoạch mà bạn hoạch định cho thương hiệu mà bạn dự tính chọn lựa. Các yếu tố chính cần xem xét trong hồ sơ là:
– Các yếu tố cá nhân
– Các yếu tố kinh doanh
– Các yếu tố tài chính
– Sự phù hợp về mặt tổ chức
Đây là thời điểm để bạn so sánh các cơ hội kinh doanh mà bạn đã lựa chọn với hồ sơ mà bạn đã tạo. Có thể không có công ty nào phù hợp 100% với hồ sơ của bạn, chỉ cần bạn phù hợp được 70% với công ty đó và bạn không nhượng bộ ở những yếu tố đặc biệt quan trọng với bạn.
Bước 6: Đánh giá trách nhiệm và nghĩa vụ
Một khi đã xác định được một công ty phù hợp ít nhất 70% với hồ sơ của bạn thì đã đến lúc để đánh giá thỏa thuận nhượng quyền và các tài liệu hướng dẫn mua nhượng quyền mà bên nhượng quyền cung cấp cho bạn.
Có thể bên nhượng quyền sẽ cung cấp những tài liệu này sớm, nhưng bạn đừng nên bắt đầu đánh giá khi chưa đến thời điểm chín muồi.
Mục tiêu của việc đánh giá này là để hiểu rõ các trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn trong thỏa thuận. Bạn chuẩn bị tham gia vào một mối quan hệ lâu dài và bạn cần tham gia mối quan hệ này không chỉ với sự tỉnh táo mà còn với sự thoải mái với các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Đừng e dè đặt câu hỏi và tìm kiếm lời giải thích từ bên nhượng quyền. Cùng lúc, đừng sợ tìm kiếm lời khuyên từ những chuyên gia pháp lý có hiểu biết sâu rộng về nhượng quyền.
Bước 7: Đánh giá cơ sở nhượng quyền
Bất cứ công ty nhượng quyền nào cũng phải đảm bảo 7 nhân tố cần thiết:
1. Một kế hoạch tài chính và kinh doanh tốt. Khi mà không ai có thể biết trước được bạn có thể làm tốt đến mức nào, một kế hoạch được suy nghĩ kỹ lưỡng là một khởi đầu tốt.
2. Các thương hiệu được bảo vệ và các giấy tờ pháp lý. Vì bạn nhận quyền để sử dụng nhãn hiệu trong suốt thời gian làm một người nhận nhượng quyền, hãy đảm bảo rằng các nhãn hiệu này được bảo vệ về mặt pháp lý.
Nhìn chung, các giấy tờ pháp lý bao gồm hợp đồng nhượng quyền và các tài liệu hướng dẫn nhượng quyền khác được luật yêu cầu. Một thỏa thuận nhượng quyền chung cho tất cả những người nhận nhượng quyền nên tạo cho bạn cảm giác rằng không có sự ưu đãi đặc biệt nào đang được trao cho những người nhận nhượng quyền
3. Một bản hướng dẫn vận hành bao gồm toàn bộ quy trình, thủ tục, chính sách và chương trình quan trọng với việc vận hành công việc kinh doanh của bạn là một yêu cầu bắt buộc. Không có nó, bạn sẽ không thể vận hành một cách hệ thống công việc kinh doanh
4. Chương trình đào tạo nhượng quyền bài bản và mang tính hệ thống.
5. Hệ thống phát triển nhượng quyền, để bạn biết rằng thương hiệu bạn đang tham gia sẽ tiếp tục phát triển.
6. Chương trình hỗ trợ nhượng quyền bao gồm 4 mảng hỗ trợ:
6.1. Hỗ trợ khi bạn có vấn đề và cần trợ giúp tức thời.
6.2. Hỗ trợ để giúp bạn tập trung vào các mục đích và mục tiêu của công việc kinh doanh của bạn.
6.3. Hỗ trợ cần thiết để giúp bạn phát triển công việc kinh doanh của bạn và giúp bạn có thêm lợi nhuận.
4. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và chuỗi cung ứng mạnh để giúp bạn vận hành cửa hàng nhượng quyền một cách năng suất, hiệu quả và có lời.
Bước 8: Kiểm tra FEAR
Qua toàn bộ quá trình đánh giá, những cảm xúc của bạn dường như sẽ trên một đường ray phân chia giữa sự hào hứng và lo lắng cho công ty mới. Tuy những cảm xúc này là tự nhiên nhưng nó có thể dẫn đến F.E.A.R hay Hội chứng chứng cứ sai bóp méo sự thật (False Evidence Appearing Real).
Đây là khi bạn khuếch đại những điểm yếu nhỏ nhặt và làm giảm đi các điểm mạnh của chính mình. Không may là nhiều lúc điều này dẫn đến tình trạng tê liệt và sự quyết đoán để có hành động tiến về phía trước với việc bắt đầu công việc kinh doanh.
Bạn cũng cần tìm kiếm những lời khuyên ý nghĩa và ý kiến từ bạn bè, gia đình và những người cố vấn đã không sử dụng thời gian như bạn để trải qua quy trình 8 bước này.
Cuối cùng, đừng để FEAR cản bước bạn tiến vào công việc kinh doanh. Hãy lùi lại một chút để nhắc nhở chính bạn tại sao bạn quyết định tham gia việc kinh doanh ngay từ ban đầu.
Nhượng quyền kinh doanh luôn là phương pháp khởi nghiệp ưu việt và ít rủi ro nhất. Chọn lựa thương hiệu nhượng quyền đúng phương pháp là một kinh nghiệm nghiệm quý báu được chia sẻ từ nhiều người nhận nhượng quyền thành công và cả thất bại.

Theo Marketingchienluoc