Vậy phải “bảo quản” bằng cách nào?
Không phớt lờ khó khăn
Nhân viên sẽ tìm đến lãnh đạo để có được giải pháp cho những vấn đề khó khăn. Họ muốn có được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía lãnh đạo, đó là một điều tự nhiên. Nếu không có được những điều này, nhân viên sẽ để ý đến những biểu hiện thiếu hiệu quả của lãnh đạo, đồng thời sẽ thấy thất vọng và sẽ không muốn gắn kết lâu dài với tổ chức.
Trong trường hợp này, để làm yên lòng mọi người, nhà lãnh đạo phải đưa ra thông điệp rằng cho dù hiện tại đó là một vấn đề, thì họ vẫn đang tiến hành nhiều bước để tìm cách giải quyết. Phớt lờ vấn đề đó đi sẽ dẫn tới sự bất mãn. Nếu lãnh đạo biết sử dụng các tiềm lực sẵn có để làm dịu sự lo ngại thì càng tốt. Điều này sẽ mang lại sự tin tưởng vào khả năng lãnh đạo và bồi đắp lòng trung thành của nhân viên.
Quan tâm đến nhu cầu của nhân viên
Hiểu và đáp ứng được nhu cầu của nhân viên, điều này rất quan trọng với lãnh đạo. Có một nhà quản lý nói hàng giờ rằng ông ta tự hào như thế nào về những thành tích tổ chức của ông ta đã giành được trong suốt thời gian quản lý của ông ta. Nhân viên xung quanh chẳng ai buồn phản ứng câu nào. Nhưng khi ông ta đề cập đến ý định lắp đặt và bổ sung thêm một số trang thiết bị cần thiết vào các phòng làm việc, một tràng pháo tay rất lớn nổ ra. Mọi người đã chú ý lắng nghe ông ta hơn. Ông ta đã đề cập đến nhu cầu chính đáng của họ. Do đó, nếu nhân viên cảm thấy lãnh đạo nhận thức và quan tâm đến nhu cầu hàng ngày của mình, họ cũng sẽ quan tâm hơn tới toàn bộ nhu cầu của tổ chức.
Ngày nay, thời gian luôn là một vấn đề gây áp lực. Chẳng hạn khi bạn hỏi nhân viên xem liệu họ thích làm việc ngoài giờ và nhận tiền công cao hơn hay thích được nghỉ hơn, chắc chắn họ sẽ chọn được nghỉ. Cảm giác ngập trong công việc vì thiếu thời gian gây ra sự căng thẳng khủng khiếp có thể khiến họ cảm thấy nổ tung. Do đó cho nhân viên có thời gian rảnh khi họ mới hoàn thành một dự án, một kế hoạch, cắt giảm thời gian dành cho họp hành nếu nó không cần thiết là việc nên làm. Sự tôn trọng của lãnh đạo với nhân viên như thế này sẽ được trả lại bằng sự trung thành của nhân viên, vì khi đó họ nhận ra sự quan tâm thực sự của lãnh đạo với họ.
Dũng cảm nhận trách nhiệm
Một huấn luyện viên trưởng một đội bóng lên chiến thuật cho trận đấu với quyết tâm phải thắng. Người phụ tá của ông đưa ra một chiến lược mà huấn luyện viên trưởng cảm thấy sẽ thực hiện được. Vì thế họ đã ra quyết định làm theo cách mà người phụ tá đề ra. Nhưng sau đó, kết quả ngược lại hoàn toàn và họ đã thua trong trận đấu đó.
Lúc họp báo sau trận đấu, một phóng viên hỏi: “Ai chịu trách nhiệm về trận đấu vừa rồi?” Ngồi bên cạnh người phụ tá, huấn luyện viên trưởng trả lời: “Tôi”. Trong thời điểm đó, người huấn luyện viên không chỉ nhận được sự tôn trọng từ người phụ tá mà cả từ cả các cầu thủ của mình. Lúc đó, nếu ông ta đổ hết lỗi cho người phụ tá của mình, chắc chắn mọi người sẽ nhìn ông ta bằng anh mắt khác. Lòng trung thành có thể mất chỉ trong một giây. Khi lãnh đạo mất đi sự tôn trọng từ phía nhân viên, sự tin cậy và lòng trung thành cũng sẽ ra đi và khó lòng quay trở lại.
Theo Diendanquantri