Văn hóa rất có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, đến quyết định mua hàng của mỗi người. Do vậy, hành vi tiêu dùng đã được xem là một nghiên cứu về đặc điểm của người tiêu dùng, về nhân khẩu học, tâm thần học và những biến chuyển của nhu cầu con người.
Ngoài ra, đây còn được dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một nhóm người như gia đình, bạn bè và xã hội lên một cá thể. Do tất cả các khía cạnh của hành vi tiêu dùng đều được yếu tố văn hóa bao trùm, nên những người làm marketing cần phải xác định và thấu hiểu nhân tố này và tầm ảnh hưởng của nó lên marketing toàn cầu để đạt được thành công trong kinh doanh.
Tháp nhu cầu của Maslow
Khi nhắc đến hành vi tiêu người tiêu dùng, không thể không nhắc đến Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierachy of needs). Maslow đã phân chia nhu cầu của con ngườit heo 5 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là các nhu cầu cơ bản con người như văn, uống, duy trì nòi giống…. để đảm bảo sự tồn tại của con người. Khi đã thỏa mãn nhu cầu cơ bản này, vấn đề con người quan tâm lúc này là sự an toàn, an ninh của chính bản thân.
Kế đến là nhu cầu giao tiếp, những mối quan hệ và gắn bó trong xã hội. Nhu cầu tiếp tục tiến lên đến giai đaọn được nhận biết và tôn trọng, để cuối cùng nhu cầu cao nhất là nhu cầu được thể hiện chính mình.Hành vi người tiêu dùng sẽ thể hiện rất khác nhau qua các giai đoạn của tháp Maslow và văn hóa có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở 2 điểm sau:
Thứ nhất: Một điều cơ bản trong thuyết Maslow nhưng không hoàn toàn đúng ở tất cả các nền văn hóa là nhu cầu không nối tiếp nhu cầu theo một trật tự nhất định. Đối với nền kinh tế đang phát triển, mọi người sẽ chú trọng nhiều đến điều cơ bản là nhu cầu tồn tại. Trong khi đó, một số nền văn hóa (tiêu biểu là Hindu) khuyến khích nhu cầu tự khẳng định mình phải được đặt ưu tiên so với các nhu cầu khác. Hay như nhu cầu về sự an toàn có thể không được xem trọng ở một số nền văn hóa khác.
Thứ hai: Các nhu cầu có tính chất tương đồng sẽ được thỏa mãn bởi nhiều sản phẩm khác nhau hay loại hình tiêu thụ khác nhau.Thật vậy, văn hóa có ảnh hưởng mạnh đến hành vi người tiêu dùng và những nhà làm marketing phải hiểu được hành vi con người để có htể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng trong một không gian và thời gian thích hợp.
Mối quan hệ giữa văn hóa và hành vi tiêu dùng
Rào cản của văn hóa đối với việc phát triển thị trường đã quá rõ ràng. Để vượt qua rào cản này đòi hỏi nhà sản xuất và người kinh doanh phải “luôn luôn thấu hiểu” văn hóa bản địa và tầm ảnh hưởng của văn hóa ấy lên quyết định mua hàng. Trong một phạm vi xã hội, hành vi tiêu dùng của cá nhân sẽ thể hiện cá tính riêng và sẽ xây dựng mối quan hệ xã hội dưới sự dẫn dắt của yếu tố văn hóa. Tôi chỉ lấy ví dụ thông qua chỉ số đo lường Hofsted ở các quốc gia đa văn hóa.
Tại Indonesia, dân số thừa hưởng một di sản Malay quan trọng nhưng đã bị thay đổi thành hơn 300 nền văn hóa khác nhau trên lãnh thổ. Văn hóa khác biệt này bắt nguồn từ sự xung đột giữa các quốc gia, văn hóa, tín ngưỡng mà sản sinh ra các hành vi tiêu dùng khác nhau. Một trong những điều thú vị là người dân Indonesia rất lịch sự và luôn nói từ “Đúng” trong câu trả lời dù đôi khi câu trả lời đó không thật sự chính xác. Họ cho rằng nói từ “Không” sẽ thể hiện sự bất lịch sự, thiếu tôn trọng người đối diện.
Nếu như không hiểu những điều về giao tiếp nhỏ nhặt đó thì làm sao những người làm kinh doanh có thể hiểu và bán hàng cho người dân tại đây. Nếu chúng ta chưa hiểu văn hóa của Indonesia, không biết về hành vi, con người Indonesia thì chúng ta không thể cung cấp cho họ những sản phẩm và dịch vụ đúng.Sự tồn tại của văn hóa ảnh hưởng đến sở thích của từng cá nhân và đồng thời ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Văn hóa là một kinh nghiệm được chia sẽ bao gồm những hành vi đã được trải nghiệm và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của từng cá nhân trong xã hội. Việc tiêu dùng trở thành một tiến trình xã hội tích cực bắt nguồn từ các yếu tố văn hóa. Văn hóa ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng và đồng thời ảnh hưởng đến đức tin và thái độ của cá nhân.
Ngoài ra, người làm marketing không chỉ hiểu về hành vi khách hàng, sự thay đổi hành vi của mỗi cá nhân mà chúng ta còn cần phải nhận biết các khía cạnh khác nhau như sự thay đổi của môi trường, đối thủ cạnh tranh….
Để thành công trong thị trường đầy cạnh tranh, chúng ta phải hiểu đối thủ mang đến những gì cho người tiêu dùng và chiến lược của họ để chúng ta tìm cách ứng phó kịp thời. Điều đó quả thật không dễ dàng. Chúng ta hiểu sâu sắc hành vi người tiêu dùng, niềm mong ước và sự khát khao của họ để từ đó chúng ta mới có thể phát triển hàng hóa, dịch vụ bằng các chiến lược marketing cụ thể trên thị trường các nước trên thế giới.
Theo Marketing