Kiến thức quản trị Bài tập lập danh sách trong ủy quyền

Bài tập lập danh sách trong ủy quyền

25
Phần 1
1.1 Nhận dạng càng chi tiết càng tốt những gì có liên quan đến công việc của bạn. Bạn phải đảm bảo liệt kê đầy đủ những công tác quan trọng cũng như những công tác sự vụ , hàng ngày.
1.2 Bạn hãy nghiên cứu danh sách của bạn và suy nghĩ xem công tác nào có thể ủy quyền, công tác nào không (chỉ cần đánh dấu gạch chéo cạnh công tác có thể và dấu chữ thập bên cạnh công tác không thể ủy quyền). 
Trong khi làm công việc này, bạn nên tự hỏi mình những câu sau đây : 
– Những công tác nào cứ lập đi lập lại hoài ?
– Các chi tiết nào làm tiêu tốn phần lớn nhất thì giờ của tôi ?
– Có khía cạnh nào mà tôi bỏ qua hay không ?
– Những vấn đề nhỏ nhặt nào mà tôi phải ra quyết định mãi ?
– Những công tác nào cho phép một số nhân viên ra quyết định ?
– Những công tác nào sẽ giúp nhân viên của bạn phát triển ?
– Những công tác nào không cần đến năng lực của bạn để giải quyết ?
– Những công tác nào mà một số nhân viên có thể có khả năng làm tốt hơn bạn ?

Phần 2
2.1. Giờ đây bạn đã có một danh sách các công việc quan trọng mà bạn cho rằng có thể ủy quyền. Bây giờ bạn hãy chăm chút thêm danh sách đó bằng cách thiết lập thứ tự ưa tiên các công tác.

2.2. Nghiên cứu từng công tác mà bạn quyết định rằng có thể ủy quyền. Lưu ý những yếu tố quan trọng của công tác, khi nào nó phải được hoàn thành, và nó có lợi như thế nào về mặt phát triển nhân viên của bạn.

2.3. Khi bạn đã hoàn tất việc xếp thứ tự ưa tiên các công tác, hãy ghi ra 5 công việc ưu tiên nhất trên khoảng trống dưới đây. Kiểm tra tại sao bạn đánh giá cao thông công việc đó. Nêu lý do giải thích cho mỗi công tác.

2.4 CÔNG TÁC LÝ DO GIẢI THÍCH 
1. 
2. 
3. 
4. 
5. 
Đến đây bạn nên có một danh sách công tác mà bạn tin rằng có thể ủy quyền được. Bạn hãy đảm bảo rằng chúng không phải toàn là công tác tầm thường, vô vị. 
Bạn hãy nhớ rằng một trong những lý do chính để ủy quyền là để phát triển nhân viên của bạn. Nói chung không có một công thức tổng quát, tuy nhiên có một số công tác mà bạn không nên ủy quyền : 
– Đánh giá thành tích công tác. 
– Xác định hướng đi của cơ quan, tổ chức 
– Kỷ luật nhân viên 
– Động viên nhân viên 
– Giao tiếp với nhân viên 
– Xây dựng đội, nhóm. 
Một trình tự để ủy quyền thành công : có một số nguyên tắc trọng tâm mà các nhà quản lý phải tuân thủ:
– Khi lựa chọn một công tác để ủy quyền, bạn phải đảm bảo rằng bạn biết rõ những chi tiết liên quan đến công tác và những kết quả mang lại cho cá nhân và / hoặc cho cơ quan khi hoàn thành công tác đó.
– Công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn, quan trọng đối với cơ quan và bạn có thể ủy quyền nó. 
Hãy cân nhắc các điểm sau :
– Công việc đó tầm thường hay đầy thách thức ?
– Đó có phải thật sự là công tác của chính bạn hay là hợp lẽ hơn nếu bạn ủy quyền nó ?
– Đó chỉ là công việc tầm thường mất nhiều thời gian hay thật sự là cơ hội phát triển của nhân viên

Theo Blog Quản trị doanh nghiệp