Báo chí và truyền thông

“Mang những giá trị báo chí đến với hàng triệu con người trong thế giới hiện nay là mục tiêu mà chúng ta – giới báo chí đang hướng tới”. 
Đây là chia sẻ của Geneva Overholser – Giám đốc trường Báo chí Annenberg, thuộc Đại học Nam California (Mỹ) trên bản tin của Quỹ Nieman dành cho Báo chí thuộc ĐH Harvard
Truyền thông xã hội có giúp cho ngành báo?
Nếu chúng ta chỉ tâm niệm sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để phục vụ cho báo chí thì chúng ta đã nhầm. Truyền thông xã hội không đơn thuần chỉ là một trong những công cụ mà chúng ta đang và sẽ sử dụng – ít nhất là trong kỷ nguyên số mà chúng ta đang sống. Cái đáng để chúng ta lưu tâm đến ở đây là làm thế nào để mang những giá trị báo chí vào được thế giới truyền thông xã hội rộng lớn ấy.
Trang bị những kiến thức nhất định về những trang web truyền thông xã hội hiện nay là việc đầu tiên chúng ta cần phải làm, sau đó chúng ta mới có thể sử dụng chúng như những công cụ để cải thiện công việc của một nhà báo.
Tôi xin nêu ra ở đây hai trang web nổi bật là 10000words.net và savethemedia.com, việc nghiên cứu chúng là rất có lợi đối với nhà báo. Nhưng bằng cách nào mà chúng ta có thể sử dụng truyền thông xã hội để phục vụ cho báo chí?
Ngành báo đòi hỏi chúng ta là một khi chúng ta quyết định làm báo là chúng ta phải hiểu được bản chất thực sự của vấn đề, những bài báo của chúng ta có những ảnh hưởng nhất định đến những cá nhân liên quan đến bài báo đáo và nó gây ảnh hưởng rất lớn lên đời sống của cộng đồng.
Trách nhiệm của nhà báo
Vậy, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà báo, chẳng hạn, mọi người ở trong một môi trường quá rộng lớn để thu thập và định hướng thông tin, thông tin của họ quá khác nhau so với họ từng có trong quá khứ?
Hồi tháng Sáu vừa rồi, tôi có lên một chuyến máy bay đi tham dự hội nghị của Hiệp hội các ký giả Hispanic (National Association of Hispanic Journalists), một người phụ nữ trẻ đã khóc to và nói rằng: “Michael Jackson đã mất rồi!” Ngay lập tức, dùng chiếc Iphone, tôi bắt đầu tìm kiếm trên Google, tôi gõ dòng chữ “Michael Jackson died” (Michael Jackson chết). Chỉ có một vài dòng chữ thông báo rằng “Mạng đang bị nghẽn”.
Tôi nghĩ rằng tin về cái chết của Michael Jackson chỉ đơn thuần là tin đồn mà thôi. Tôi bắt đầu chuyển sang kiểm tra Twitter, và tìm ra bản tin của TMZ- tôi vẫn giữ trong đầu sự hoài nghi về độ chính xác của tin tức khi chưa nghe thấy bất cứ tin tức khẳng định từ Los Angeles Times về cái chết của Michael Jackson. Khi chiếc máy bay của tôi cất cánh, ngay từ lúc chưa đặt chân xuống đất, tôi đã kiểm chứng được thông tin chứng minh sự kiện Michael Jackson ra đi một cách bất thường – đó là thông tin được đăng trên tờ Times.
Nhưng TMZ đăng tin đó thì sao? Tôi có nên ngừng lại ở đây?
Câu chuyện này nêu ra vấn đề là sự xác minh độ chính xác của thông tin có ý nghĩa như thế nào trong kỷ nguyên truyền thông xã hội? Và vai trò của giới báo chí là gì trong việc xác minh thông tin đó là có thật hay không? Điều này cũng gây cho tôi một cảm giác là hầu như mọi người ngày nay không quan tâm mấy đến việc ai là người đưa ra thông tin (khi đa phần thông tin đó chỉ đơn thuần là những tin đồn). Hầu như ngày nay khi họ cần thông tin nhưng họ không quan tâm mấy là thông tin trên trang web đó có đáng tin cậy hay không. Bây giờ, tất cả chúng ta đều biết rằng, tin tức và thông tin gì được đưa ra cũng cần có một trang thông tin nào đó khác để chúng ta kiểm chứng, bất kỳ là chúng ta đang ở đâu.
Có mặt đúng lúc và đưa ra những thông tin chính xác một cách kịp thời là trách nhiệm của nhà báo trong “đại dương” truyền thông xã hội. Tuy nhiên những phương tiện truyền thông hợp pháp luôn bị tuột lại phía sau trong sự phối hợp 2-trong-1 này.
Chúng ta luôn cần phải chứng thực độ chính xác của thông tin, nhưng điều cần hiểu rõ ở đây là cách thức mà mọi người tìm kiếm thông tin và tin tức, và làm thế nào mà họ nắm bắt được các tin đó thông qua việc sử dụng truyền thông xã hội.

Báo chí: Thành phần còn “khuyết”
Tôi không có ý định nói rằng báo chí (journalism) – với cách hiểu là một từ, một khái niệm, một nghề – đang dần mất đi hay không còn quan trọng nữa. Công việc của chúng ta là phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Đưa các giá trị của báo chí đến với những môi trường đó và thu hút được khả năng sáng tạo của hàng triệu người chính là một trong những cách làm đầy triển vọng mà chúng ta có thể trong việc phụng sự các lợi ích đó.
Ngày nay, dường như tất cả chúng ta, những người đang xây dựng một cộng đồng cộng đồng báo chí với thái độ xem thường đối với những người đang bỏ công xây dựng nên những cộng đồng thông qua truyền thông xã hội. Chúng ta phải vượt qua được tư tưởng ấy. Ngày nay, độc giả có sức mạnh hơn nhiều so với kỷ nguyên trước với tư cách là người ‘tiêu thụ’ và ‘định hướng’ thông tin. Nếu các nhà báo càng thiếu tinh thần hòa nhập vào tiến trình phát triển này của báo chí thì họ càng có nguy cơ bị tụt hậu trong kỷ nguyên mới này.
Tôn trọng sự thật, công bằng và khách quan là những giá trị tốt đẹp từ bao đời nay của ngành báo đang được đưa vào rộng rãi thông qua các mạng lưới xã hội.
Trong các lớp học
Cuối cùng, tôi đề cập đến việc làm thế nào để mang những kiến thức về truyền thông xã hội vào giảng dạy trong các trường đại học? Chúng tôi, trường Annenberg nói riêng thường xuyên tổ chức những buổi thảo luận với những nhà cách tân trong lĩnh vực truyền thông số. Một trong những thách thức là mức độ tiếp thu và tiện nghi vẫn còn chưa đồng đều. Hơn thế nữa, việc truyền thụ kiến thức cho một sinh viên mới 18 tuổi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ở trường học, họ cần nghiên cứu lý thuyết và tất nhiên là cả thực hành.
Việc lồng những vấn đề, câu hỏi, công cụ trong truyền thông xã hội vào những buổi thảo luận hàng ngày cho sinh viên khi lên lớp là rất cần thiết. Khi nhấn mạnh và đạo đức báo chí, các mối liên hệ địa chính trị của vai trò các mạng xã hội cũng được đưa vào thảo luận. Trong các buổi học bàn luận về chủ đề ‘thầu khoán báo chí’, chúng ta cũng cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề một nhà báo sẽ giải quyết những mối quan hệ cá nhân của mình trong mạng xã hội như thế nào. Cùng với đó là thảo luận về vấn đề làm thế nào để họ có thể tạo dựng tên tuổi của mình trong tương lai, công việc này đòi hỏi họ phải tự thực hiện được một số hoạt động mang tính độc lập có thể khẳng định được mình.
Hiện nay, trường Annenberg đang thuê một số nhà cách tân trong lĩnh vực truyền thông số – một là Andrew Lih, tác giả của cuốn “The Wikipedia Revolution” (Cuộc cách mạng Wikipedia), người thứ hai là Robert Hernandez, người phụ trách tầm nhìn chiến lược cho website của tờ Thời báo Seatle, và Henry Jenkins – Giám đốc chương trình Nghiên cứu Truyền thông Cạnh tranh của MIT.
Họ góp phần xây dựng nên bộ giáo trình của chúng tôi với những kinh nghiệm thực tế, kiến thức hết sức quý báu. Nên chúng tôi dám đưa ra nhận định rằng truyền thông xã hội sẽ là một mảng kiến thức mà sinh viên của chúng tôi nắm được ngay từ trong ghế nhà trường. Các buổi thảo luận, xen vào đó là những ví dụ về ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với ngành báo và ngược lại sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.
Các viện hàn lâm về báo chí là môi trường để nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động của truyền thông xã hội lên việc đào tạo, lên quá trình thông tin, và lên các cuộc đối thoại dân sự. Khi mà các nhà báo hiểu được bản chất và giá trị của thông tin thu về, truyền tải thông qua các mạng xã hội, họ sẽ không chỉ làm việc hiểu quả hơn thế giới mới mẻ và sống động này. Họ cũng sẽ củng cố thêm triển vọng lâu dài của ngành báo chí trong tương lai.

Theo TuanVietnam