Richard Feynman, người từng đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1965 có lẽ là một trong những nhà vật lý học nổi tiếng nhất lịch sử loài người. Tốt nhiệp học viện công nghệ Massachusetts và nhận bằng tiến sĩ tại Princeton, Feynman nổi danh nhờ khả năng giải những vấn đề toán học phức tạp mà các tiến sĩ khác khó lòng thực hiện nổi.
Một ngày nọ, giáo viên dạy vật lý nói với tôi ở lại lớp sau giờ học. “Feynman”, ông nói: “trò nói quá nhiều và tạo ra quá nhiều tiếng động trong giờ học. Tôi biết vì sao rồi, trò buồn chán đúng không? Tôi sẽ đưa cho trò cuốn sách này. Hãy quay lại góc lớp, đọc cuốn sách và khi biết hết tất cả những gì trong cuốn sách này, trò có thể nói thoải mái trong giờ học”.
Trong những giờ vật lý sau, tôi hoàn toàn bỏ lửng những gì thày giáo dạy hay những gì các bạn khác làm, việc tôi thực hiện là tập trung vào cuốn sách mà thày giáo giao. Cuốn sách này dành cho sinh viên đại học nên một cậu học trò cấp 3 như tôi thời đó khó lòng hiểu hết những gì mô tả trong cuốn sách này. Cuốn sách có 4 chương, toàn những thứ rất hay mà tôi chưa biết gì về chúng.
Điểm thú vị hơn là cuốn sách này dạy tôi cách sử dụng nhiều công thức mới lạ, những công thức không được giảng dạy nhiều trong trường học và khi đã hiểu nó, tôi dùng nó ngày một nhiều hơn. Về cơ bản, tôi đã tự mình học được những kiến thức trong cuốn sách đó, tôi đã học được khả năng kết hợp thông tin.
Kết quả là khi những người bạn tại MIT hay Princeton gặp khó khăn với một vấn đề toán học, lý do vì họ không thể giải nó với kiến thước ở trường. Nếu câu hỏi được lý giải đơn giản hơn, họ sẽ tìm ra cách, thế nhưng họ không thể. Và rồi tôi thử, sử dụng các công thức, kiến thức khác nhau, chính vì những kiến thức tôi có khác với người khác nên tôi đã làm được.
Feynman liên kết những gì ông nói với thứ ngoài cuộc sống thật. Thứ mà ông gọi là suy nghĩ kiểu mẫu, một bộ công cụ mà con người dùng để suy nghĩ về mọi thứ vật. Mỗi suy nghĩ này cung cấp một góc nhìn hay vấn đề cuộc sống khác nhau. Điểm khác biệt của Feynman chính là cách ông liên hệ các vấn đề tồn tại với những thứ khác. Ông chưa chắc đã thông minh hơn bạn bè ở MIT hay Princeton, ông chỉ là người có cách nhìn vấn đề từ một góc nhìn khác.
Điều quan trọng chính là khả năng nhìn được nhiều khía cạnh của một vấn đề. Lấy ví dụ đơn cử như bạn muốn tránh cảm xúc tiêu cực và có một ngày làm việc hiệu quả. Trong tay bạn có những công cụ như Eisenhower, nguyên tắc chọn 5 của Warren Buffett hay nguyên tắc 2 phút… sau đó bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau để phân bổ công việc quan trọng, ưu tiên làm những thứ đó xong trước.
Không có cách hiệu quả nhất để hoàn thành một công việc, mọi thứ chỉ có tính tương đối. Nhưng khi có nhiều suy nghĩ kiểu mẫu khác nhau để sử dụng, bạn có thể chọn ra thứ phù hợp nhất với công việc, hoàn cảnh hiện tại của bản thân.
Định luật dụng cụ
Trong cuốn sách của Abraham Kaplan, ông có nói tới một lý tưởng với tên gọi là “định luật dụng cụ”. Cụ thể, Kaplan nói rằng: “Tôi gọi nó là định luật dụng cụ, nó có thể được lý giải với hành động: Đưa chiếc búa cho một cậu bé, cậu bé với chiếc búa trong tay sẽ thấy tất cả mọi thứ cậu gặp cần được đập bằng búa”.
Nếu như có một chiếc búa trong tay, tất cả những gì bạn nhìn thấy trên đời sẽ đều giống với đinh. Nếu như bạn chỉ có một suy nghĩ kiểu mẫu để nhìn thế giới, bạn sẽ cố gắng nhồi nhét tất cả những vấn đề mình có để nó liên quan với suy nghĩ ấy. Số lượng suy nghĩ kiểu mẫu giới hạn đồng nghĩa với việc khả năng tìm giải pháp cho các vấn đề của bạn cũng bị giới hạn theo.
Thú vị hơn, những vấn đề này sẽ càng rõ ràng ở những công việc thế mạnh của bạn. Nếu như bạn rất giỏi một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ có xu hướng tin rằng những kĩ năng mà mình có trong lĩnh vực này có thể áp dụng ra ngoài với các vấn đề khác. Càng thuần thục một kĩ năng nào, khả năng lớn rằng suy nghĩ kiểu mẫu này sẽ khiến bạn tụt dốc vì bạn áp dụng nó lên mọi thứ khác nhau. Những người thông minh có thể dễ dàng thoát khỏi tình trạng trên khi họ chấp nhận rằng mình còn chưa đủ giỏi.
Mặc dù vậy, nếu bạn mở rộng tầm hiểu biết, kĩ năng của mình, tăng số lượng suy nghĩ kiểu mẫu, bạn sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Lý do ư? Vì bạn có trong tay nhiều công cụ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều suy nghĩ kiểu mẫu là điều quan trọng trong cuộc sống, bạn chỉ có thể chọn được công cụ tốt nhất để xử lý tình huống nếu như bạn có nhiều công cụ.
Làm thế nào để xây dựng thêm những suy nghĩ kiểu mẫu?
1. Đọc nhiều sách nhưng hãy suy nghĩ ngoài cuốn sách
Nếu bạn có được nguồn tài nguyên kiến thức như những người khác, bạn sẽ có suy nghĩ giống với họ. Khi đó bạn đừng mong giải quyết được vấn đề mà những người khác không làm được do tư liệu của mọi người như nhau. Chính vì thế, hãy đọc những cuốn sách không liên quan tới thứ bạn quan tâm hay tìm những nguồn thông tin ngầm bên trong mỗi cuốn sách để từ đó phát triển thêm kiến thức nhánh. Chung quy lại, hãy tìm câu trả lời, kiến thức mới từ những nguồn thông tin không phổ biến.
2. Hãy xây dựng một bản đồ ý tưởng
Bất kì khi nào đọc sách hay nghe một bài giảng, hãy viết ra giấy những khả năng mà thông tin mới có liên quan với những thứ bạn đã biết. Chúng ta thường có xu hướng xem kiến thức mới là những thứ rất mới mà quên đi sự liên quan của nó với những thứ đã tồn tại.
Đây là thứ mà trường học vẫn hay dạy, cung cấp cho chúng ta hàng tá thứ mới nhưng chẳng bao giờ nói với chúng ta về sự liên quan của chúng với những thứ tưởng chừng ai cũng biết.
Giống với việc hình thành của kim tự tháp tại Ai Cập có liên quan tới hoạt động, hành vi của động vật. Nghe thấy vô lý đúng không? Thế nhưng theo lịch sử, khi động vật chiến đấu vì lý do nào đó, chúng thường cố làm cho mình cao hơn để chứng tỏ ưu thế. Tương tự khi các Pharaoh xây kim tự tháp, họ muốn thể hiện sức mạnh của mình cho các đế chế xung quanh, nó là một biểu tượng của quyền lực.
Quay trở lại suy nghĩ kiểu mẫu, đừng cố bắt một cái ốc vít với chiếc búa, không phải bạn không làm được mà nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Người thông minh là người biết sử dụng đúng công cụ để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Theo Trí Thức Trẻ