“Giải mã” thất bại

“Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại” – Frank Tyger. Nhưng bạn có biết nguyên nhân của thất bại là gì không? Đừng chỉ chăm chăm đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài như thiếu vốn hay chọn sai người hợp tác, phần lớn các nguyên nhân lại nằm ở chính bạn. Hãy xem 16 lý do chủ yếu dưới đây để giải mã thất bại đến từ đâu.
Ảnh minh họa

1. Thiếu mục tiêu sống. Với người không có mục đích chính hoặc mục tiêu rõ ràng để nhắm tới thì không có hy vọng thành công. 
2. Thiếu tham vọng. Tương tự, cũng không có hy vọng gì cho những ai quá thờ ơ, không cầu tiến cũng như không muốn trả giá.
3. Thiếu giáo dục. Bất lợi này có thể được khắc phục tương đối dễ dàng. Kinh nghiệm cho thấy rằng người được giáo dục tốt thường là người nổi tiếng về “tự thành đạt” hoặc “tự học”. Bất cứ ai có giáo dục đều là người biết cách đạt được những gì mình muốn trong cuộc sống mà không xâm phạm quyền lợi của kẻ khác. Giáo dục không phải là nhiều kiến thức mà là có những kiến thức được áp dụng một cách hiệu quả và thường xuyên. Người ta được trả công không phải chỉ vì những gì họ biết mà đặc biệt hơn là vì những gì họ làm được với những gì họ biết. 
4. Thiếu tính kỷ luật tự giác. Kỷ luật xuất phát từ sự tự chủ. Điều này có nghĩa là người ta phải kiểm soát mọi tính cách tiêu cực của mình. Trước khi kiểm soát được hoản cảnh, bạn phải kiểm soát được bản thân mình.
5. Thiếu sức khỏe. Không ai có được sự thành công vang dội mà không có sức khỏe tốt. 
6. Tác động của môi trường không lành mạnh thời thơ ấu. “Cành cong thì cây cũng cong”. Hầu hết những người có xu hướng phạm tội đều hấp thu chúng từ môi trường xấu và từ những người gần gũi thời thơ ấu.
7. Sự chần chừ. Đây là một trong những nguyên nhân gây thất bại lớn nhất. Mỗi chúng ta ai cũng có đức tính này trong mình, nó ở đó đợi thời cơ phá hỏng cơ hội thành công của chúng ta. Hầu hết chúng ta suốt đời thất bại vì cứ đợi “đúng lúc” mới bắt đầu làm một điều gì đó đáng làm. Đừng chờ nữa.
Chẳng khi nào là “đúng lúc” cả. Hãy bắt đầu ở nơi bạn đứng và hãy làm việc với bất cứ công cụ nào bạn có theo yêu cầu.
8. Sự thiếu kiên nhẫn. Hầu hết chúng ta đều là “những người bắt đầu” giỏi nhưng lại là “những người kết thúc” tồi mọi việc mà chúng ta bắt đầu. Hơn nữa, chúng ta có xu hướng bỏ cuộc ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của thất bại. Không gì có thể thay thế được lòng kiên trì. Thất bại không chiến thắng nổi lòng kiên trì.
9. Tính tiêu cực. Không có hy vọng thành công sẽ khiến người khác khó cộng tác với bạn. Thành công đến là nhờ sử dụng sức mạnh mà sức mạnh đạt được là sự nỗ lực hợp tác của những người khác.
10. Sự thiếu quyết đoán. Những người thành công đi đến quyết định nhanh chóng và chậm chạp thay đổi chúng nếu có. Những người thất bại đi đến quyết định chậm chạp nếu có và thường xuyên thay đổi chúng. Sự lưỡng lự và chần chừ là anh em sinh đôi. Ở đâu có đặc tính này thì ở đó có đặc tính kia. Hãy tiêu diệt cặp bài trùng này.
11. Sự quá thận trọng. Người không biết nắm lấy cơ hội thường phải lấy bất cứ thứ gì người khác bỏ lại sau khi đã chọn lựa. Quá thận trọng cũng tệ hại như thiếu thận trọng, cả 2 đều cực đoan. Cuộc sống vốn đầy ắp cơ hội. 
12. Sự chọn nhầm người cộng tác kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân gây thất bại thường thấy nhất trong kinh doanh. Trong tiếp thị các dịch vụ cá nhân, người ta cần phải hết sức cẩn trọng lựa chọn người đem lại nguồn cảm hứng cho mình và người đó phải thông minh và thành công.
13. Thói quen chi tiêu bừa bãi. Người tiêu tiền như rác không thể thành công được, chính là vì anh ta lúc nào cũng bị cảnh túng thiếu đe dọa. Hãy tập tính tiết kiệm có hệ thống bằng cách để dành một số phần trăm nhất định thu nhập của bạn. Có tiền trong ngân hàng giúp người ta vững tâm khi mặc cả để bán các dịch vụ cá nhân. Không có tiền, người ta phải nhận lấy cái họ được cho và mừng khi có nó.
14. Thiếu nhiệt huyết. Không có sự nhiệt huyết người ta không có sức thuyết phục. Hơn nữa, nhiệt huyết là thứ dễ lây lan và người nhiệt huyết đúng cách thường được hoan nghênh trong bất cứ tập thể nào.
15. Thiếu vốn. Đây là nguyên nhân gây thất bại thường thấy ở những người mới bắt đầu kinh doanh, họ không có đủ vốn dự phòng để sửa chữa sai lầm của mình và để giúp họ vượt qua cho đến khi họ xây dựng được uy tín.
16. Suy đoán thay vì tư duy. Hầu hết mọi người đều quá thờ ơ hoặc lười nhác không thu thập các sự kiện để tư duy cho chính xác. Họ thích hành động theo cảm tính hoặc suy đoán hơn.

Theo “Người giàu đích thực”