Là một người quản lý, công việc mang đến nhiều căng thẳng và áp lực nhất chỉ có thể là tuyển dụng nhân viên mới sao cho đúng người và phù hợp với môi trường văn hóa công ty.
Ảnh minh họa
Cho dù bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ hay trưởng phòng nhân sự của một tập đoàn lớn, tìm kiếm nhân viên mới là một trách nhiệm nặng nề phải hoàn thành. Có nhiều vấn đề đòi hỏi bạn cần phải cân nhắc thận trọng khi xem xét hồ sơ hay sắp lịch hẹn phỏng vấn, tuy nhiên nếu chú ý đến những yếu tố sau, bạn sẽ cảm thấy bớt khó khăn hơn và tăng thêm hiệu suất thành công cho công việc của mình.
Bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng là soạn lời quảng cáo tìm nhân viên. Bạn phải đăng thông tin này trên các báo trong khu vực và đưa lên các website việc làm. Bạn phải chắc chắn rằng ngôn ngữ bạn sử dụng miêu tả là chính xác và phù hợp khi diễn đạt về các kỹ năng yêu cầu cho công việc. Nếu vị trí cần tuyển đòi hỏi khả năng giao tiếp hoặc trình độ kỹ thuật phải chắc chắn rằng đã liệt kê được những kỹ năng cần thiết có liên quan đến. Nếu bạn đòi hỏi ứng viên phải biết sử dụng các phần mềm vi tính cơ bản thì bạn phải nhớ đưa ra lời yêu cầu này khi viết bảng mô tả công việc cho quảng cáo tuyển dụng.
Khi bạn đã hoàn tất công việc quảng cáo tuyển dụng, bạn sẽ chuẩn bị bắt tay vào giai đoạn thứ hai của qui trình tuyển dụng: sàng lọc hồ sơ. Đầu tiên, bạn cần phải xem qua hết tất cả hồ sơ, loại bỏ những hồ sơ không đạt yêu cầu, tùy theo số lượng người nộp đơn mà bạn có thể nhẹ tay hoặc dứt khoát khi sàng lọc hồ sơ. Nếu bạn có hàng đống thư xin ứng cử, bạn có thể nhanh chóng gạt sang một bên những ứng viên chưa hoàn hảo lắm để tiết kiệm thời gian . Tuy nhiên, nếu bạn có quá ít sự chọn lựa , bạn phải suy nghĩ và cân nhắc thận trọng tìm ra những người thích hợp nhất tham gia vòng phỏng vấn.
Sau khi gút được danh sách những ứng viên đủ tiêu chuẩn , bạn sẽ bắt đầu lên lịch chuẩn bị cho vòng phỏng vấn. Để sắp xếp được lịch tiếp xúc ứng viên hợp lý cũng là chuyện đau đầu đáng kể, đặc biệt là khi bạn còn vô số công việc khác phải để mắc tới. Không nên hấp tấp vội vàng, bạn phải để dành ra một vài ngày để đảm trách công việc này. Ví dụ như bạn có thể dành ra nữa ngày làm việc trong một tuần dành cho các ứng viên và nữa ngày còn lại dành cho các công việc thường nhật. Sau khi đã hoàn tất việc lên lịch, bạn có thể bắt đầu gọi điện mời ứng viên đến gặp mặt.
Phỏng vấn không chỉ làm ứng viên căng thẳng mà ngay cả người ở vị trí đặt câu hỏi cũng cảm thấy hồi hợp và lo âu. Sẽ rất quan trọng, nếu bạn làm cho ứng viên cảm thấy thoải mái và tự tin, như thế sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong lúc nói chuyện và tìm hiểu về họ. Nếu bạn bắt đầu buổi gặp gỡ bằng hàng lô lốc những câu hỏi khó trả lời sẽ làm cho ứng viên trở nên mệt mỏi và không đưa ra được câu trả lời chính xác với khả năng của họ.
Bạn phải tìm kiếm cho được niềm vui trong suốt cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Kiểm tra và hỏi đi hỏi lại nhiều lần để xác định ứng viên đã thể hiện mình đúng mức. Bạn cần phải chủ động dẫn dắt câu chuyện để giúp họ kiểm soát được mình trong cuộc phỏng vấn. Nếu ứng viên tự tin khi trả lời những câu hỏi tình huống chứng tỏ họ là những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Hãy ghi lại tất cả các điểm mạnh điểm yếu của các ứng viên, như thế bạn sẽ tránh bị nhầm lẫn hay bỏ sót nếu tiếp xúc nhiều ứng viên hoặc quá trình phỏng vấn quá dài.
Một khi bạn đã tiếp xúc phỏng vấn với tất cả các ứng viên thì thời điểm khó khăn nhất là lúc này: quyết định chọn người nào. Bạn có trong tay nhiều ứng viên đạt yêu cầu, nhưng công ty bạn chỉ tuyển 1-2 vị trí, trong trường hợp này, bạn nên cần phải chuẩn bị một cuộc phỏng vấn mới. hãy ghi nhớ rõ ràng các yêu cầu đòi hỏi cho công việc, nhờ thế bạn có thể dễ dàng tìm ra người thích hợp nhất. Một điều quan trọng mà bạn không thể quyên được là sau khi đã đưa ra quyết định chọn ai, bạn cần phải tự tin rằng mình đã chọn đúng người