9 điều nên “ăn mừng” khi khởi nghiệp thất bại

Kết quả tuyệt vời nhất của thất bại là những điều bạn học được sẽ giúp bạn tiến lên. Dưới đây là 9 điều đáng để bạn “ăn mừng” khi khởi nghiệp thất bại và học hỏi từ những thất bại đó.

Ảnh minh họa
1. Hãy trung thực
Ashley Brammer đến từ Southern/alpha, một trang tin tức khởi nghiệp có trụ sở ở vùng Đông Nam nhấn mạnh rằng kinh doanh là một cuộc theo đuổi đầy yêu/ghét. Bạn phải đam mê những việc bạn làm và trung thực về vị trí của bạn để hiểu được những việc bạn cần làm tiếp theo. Với việc chú trọng sự trung thực bạn có thể lọc ra sự điên rồ vốn thường xuất hiện trong quá trình kinh doanh.
Sự trung thực này có thể bao gồm việc nhận ra rằng ý tưởng của bạn có thể không thành công ở vị trí hiện tại của bạn. Liệu có tồn tại một hệ sinh thái nào đó có thể hỗ trợ cho ý tưởng của bạn không? Nếu không, bạn có sẵn lòng tiếp tục theo đuổi nó? 
2. Sức mạnh xuyên suốt
Câu nói mà tôi thích nhất trong bài thuyết trình của Brammer là: “Kinh doanh giống như việc bạn có hình xăm đầu tiên… Thật là tuyệt vời, hào hứng, phi thường và đau đớn”. Sau đó cô đưa ra lời khuyên để đạt được thành công như sau: “Để vượt qua nó, bạn phải nếm trải toàn bộ quá trình”.
3. Thị trường của bạn phải luôn mở và sẵn sàng
Bạn đã bao giờ nghe tới Patient Communicator? Có thể là chưa, vì đó là một trong những công ty khởi sự bị thất bại và phá sản.
Jeff Novich đã tạo ra Patient Communicator để giảm số lượng các cuộc gọi tới văn phòng của một bác sĩ và tạo ra một văn phòng không giấy tờ. Patient Communicator đã thành công tại văn phòng của cha Novich vì nó đã cải thiện đáng kể hiệu suất làm việc của ông. Nhưng sau cú huých lớn bao gồm sự xuất hiện hoành tráng trên báo chí và sự ủng hộ từ Blueprint Health, một công ty vườn ươm doanh nghiệp chuyên hướng tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, và TechStars, Patient Communicator chỉ ký được hợp đồng với một khách hàng.
Bài học: Các bác sĩ muốn tăng doanh số mà không phải thay đổi quy trình của họ. Sản phẩm của Novich tập trung vào tính hiệu quả chứ không phải tăng doanh số và cần tới sự thay đổi lớn về các quy trình trong văn phòng.
Bạn có sản phẩm không có nghĩa là bạn có thị trường cho sản phẩm đó.
4. Khắc phục các điểm mù của bạn
Bạn cần có một đội ngũ phát triển đầy đủ: những người đồng sáng lập, nhân viên và chuyên gia tư vấn có thể khắc phục những điểm mù của bạn. Mọi câu chuyện thất bại đều gắn với điểm mù của công ty, gây tác động tới công ty, sản phẩm hoặc khả năng cung cấp dịch vụ để đạt được thành công.
5. Đừng bán các tính năng
Sai lầm số 1 mà các công ty B2B thất bại (mô hình thương mại điện tử trong đó các giao dịch xảy ra trực tiếp giữa 2 công ty) thường mắc phải đã được Omer Dar tới từ SocialBox và Brian Srikanchana từ WorkReadyGrad nêu rõ. Họ đã tạo ra một bảng thông tin B2B tập trung hiểu người bạn đang bán hàng cho là ai và hiểu động lực bên trong của họ.
Trong việc bán hàng giữa hai công ty, những người mà bạn bán hàng bị thôi thúc bởi việc bảo toàn công việc của họ và việc thể hiện các kết quả. Họ không quan tâm sản phẩm của bạn hay đến đâu, họ muốn biết sếp và đồng nghiệp sẽ đánh giá họ thế nào với sản phẩm tuyệt vời đó. Bạn phải bán viễn cảnh, viễn cảnh về một tương lai tốt đẹp hơn cho người mua vì họ đã mua những gì bạn cung cấp.
6. Vẫn cần lưu tâm tới báo chí truyền thống 
Trong thế giới nội dung xuất hiện liên tục, Daniel Dickey và Simone Harvin tới từ The Resource Guild đã trình bày về cách kể hiệu quả câu chuyện của bạn và báo chí truyền thống vẫn rất hiệu quả trong việc thúc đẩy thương hiệu của bạn. Mặc dù bạn chú trọng nhiều tới truyền thông xã hội nhưng đó mới chỉ là một phần trong toàn bộ cách tiếp cận của bạn.
Nghiên cứu đầu tiên của tôi đã chỉ ra rằng hơn 80% khách hàng vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các phương triện truyền thông truyền thống. Mấu chốt là hiểu khách hàng mục tiêu của bạn đang ở đâu.
7. Bạn phải có các số liệu
Quinetha Frasier tới từ Social Mission Architects đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đối mặt với hiện thực – thất bại sẽ lại xảy ra. Đó là cách bạn đón nhận thất bại và những điều bạn học được từ đó trong tương lai mới là quan trọng.
Cách duy nhất để học từ những thất bại của bạn là có các số liệu đúng đắn để giúp bạn nghiên cứu trong suốt quá trình. Nếu bạn không thiết lập và theo dõi các số liệu, làm sao bạn có thể hiểu nguyên nhân của thất bại và cách ngăn chặn thất bại không xảy ra nữa?
8. Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Yik Yak là một mạng truyền thông xã hội cho phép người dùng đăng một thông điệp mà bất cứ người dùng nào khác trong vòng bán kính 1,5 dặm có thể xem được – tất cả đều được ẩn danh. Mục đích của Yik Yak là giúp tất cả các sinh viên trong các trường đại học nói lên tiếng nói của mình, chứ không phải là những người có số lượng người theo dõi hoặc bạn bè lớn nhất.
Đáng tiếc là, một học sinh trung học đã dùng cổng thông tin này để đăng một lời đe dọa nổ bom. Kết quả là, Yik Yak phải tìm cách đóng mạng xã hội này lại và dùng công nghệ khoanh vùng định vị để giám sát nhằm kiểm soát dòng thông điệp, cả hai sáng kiến trên đều đòi hỏi phải có tiền và thời gian.
Công ty bạn có cùng rủi ro từ một khách hàng không hài lòng và phàn nàn về một bài đăng không phù hợp trên mạng xã hội của nhân viên bạn. Bạn cần có sẵn các kế hoạch để phản ứng ngay với những tình huống bất ngờ và bạn cần các nguồn lực để hỗ trợ bạn khi có sự kiện tương tự xảy ra.
9. Đứng để sự đúng lúc cản trở bạn
Mở một công ty hay ra mắt một sản phẩm hoặc dich vụ đòi hỏi sự đúng lúc, nhưng không ai có thể đoán được sự đúng lúc đó. Thực tế, khi bạn đã biết đã đến lúc thì có thể bạn đã để lỡ cơ hội thị trường. Vì vậy việc lùi lại chẳng có tác dụng gì vì bạn đang sợ thất bại.
Michael Tavani từ công ty Scoutmob đã chia sẻ rằng: “Giờ là lúc tốt nhất trong lịch sử thể giới để mở công ty”. Vậy bạn còn chờ gì nữa? Hãy nhớ rằng bạn thực sự không thất bại chừng nào bạn vẫn còn quyết định không thử.

Theo INC/hoclamgiau