Đang khát dòng vốn ngoại

Quốc gia nào chi tiêu càng nhiều thì càng nhận được nhiều tiền.

Dòng tiền đổ vào các nước nghèo đã tăng lên nhanh chóng trong suốt 2 thập kỷ vừa qua, từ mức dưới 500 tỷ USD năm 1990 lên tới hơn 2.000 tỷ USD trong năm 2011. Đối với những nước nghèo nhất, viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn lớn nhất. 
Trong khi đó, các quốc gia phải chi tiêu nhiều hơn nhận được dòng vốn phong phú hơn, không chỉ có viện trợ mà còn bao gồm các khoản vay, kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là điều rất tự nhiên: các quốc gia được quản lý tốt hơn có thể chi tiêu nhiều hơn và cũng có khả năng thu hút nhiều vốn hơn. 
Theo báo cáo mới được công bố bởi trung tâm nghiên cứu Development Initiatives, phân loại rõ ràng nguồn tài chính chảy vào các nước nghèo là điều cần thiết để tìm ra phương pháp xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhất. 
Các dữ liệu chỉ ra rằng những nền kinh tế đã trưởng thành như Brazil và Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp và vay nợ. Với lượng lao động di cư hoạt động hiệu quả, Ấn Độ được hưởng lợi từ nguồn kiều hối. Ngược lại, châu Phi phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ (viện trợ chiếm đến 70% nguồn tài chính từ bên ngoài), chính phủ châu Phi chỉ bỏ ra chưa đến 500 USD mỗi năm cho mỗi đầu người. 

Theo Trí Thức Trẻ/Economist