41. nếu được nhận vào vị trí này, anh/chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?
đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
42. anh/chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?
“hoàn toàn không có vấn đề nào cả.” (câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất “đáng gờm”).
43. dạng công việc hay công ty nào anh/chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?
câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
44. anh/chị thường đọc gì?
hãy trả lời thành thật! nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
45. điều gì tạo động lực cho anh/chị nhiều nhất?
hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
46. nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của anh/chị?
nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
47. mục tiêu lâu dài của anh/chị?
liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
48. mối quan hệ của anh/chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?
đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
49. anh/chị có những hoạt động giải trí nào?
câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.
Theo HR