Doanh nghiệp vẫn còn ‘đau đầu’ với ngân hàng

Lãi suất cao và khó vay vốn khiến nhiều doanh nghiệp vẫn ‘đau đầu’ với ngân hàng là ý kiến của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen, Lê Phước Vũ bày tỏ tại cuộc gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 31.8.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong dịp kỷ niệm 20 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam; 10 năm giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Bí thư trường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt NamPhan Văn Mãi cùng dự.
Sau gần 2 tiếng trao đổi với đại diện doanh nghiệp nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chăm chú lắng nghe kiến nghị từ các đại biểu.
Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa -người có nhiều năm làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia – cho rằng nền kinh tế Việt Nam chưa định rõ về chiến lược phát triển và đang lạc hậu trong ngành nông nghiệp. Ở đất nướcdân đông mà nông nghiệp tụt hậu là rất nguy hiểm. Hiện tại, FPT đang đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp nhưng rất khó khăn bởi thiếu chuyên gia.
Từ nhu cầu thực tế tại FPT, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa đề xuất nên có chính sách nghiên cứu, xây dựng bản đồ nhân tài Việt Nam, tập hợp chuyên gia tài năng trên các lĩnh vực đang ở khắp nơi trên thế giới. Để doanh nghiệp trong nước dễ liên hệ khi muốn trải thảm đỏ mời họ về làm việc hoặc hợp tác.
Chia sẻ băn khoăn về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua các thương hiệu sản phẩm, Tổng giám đốc Tập đoàn Kangaroo, ông Nguyễn Thành Phương, cho rằng ở mỗi ngành sản xuất, kinh doanh nên chọn doanh nghiệp đứng đầu. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư giúp doanh nghiệp xây dựng các thương hiệu vươn tầm quốc tế. Chính sách này từng được nhiều nước áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới khi nền kinh tế sở hữu thương hiệu sản phẩm có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Liên quan đến chính sách tín dụng, vay vốn đầu tư sản xuất, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen nhấn mạnh, doanh nghiệpvẫn “đau đầu” với ngân hàng do lãi suất còn cao và rất khó vay vốn. Theo ông Vũ, doanh nghiệp dân doanh trong nước đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Tiềm lực chưa đủ mạnh, doanh nghiệp nhóm này cần sự hỗ trợ từ ngân hàng để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trước sự lấn áp, cạnh tranh của doanh nghiệp FDI rất mạnh về tiềm lực tài chính, nếu không được hỗ trợ, doanh nghiệp Việt Nam dễ trở thành người đi làm thuê, gia công cho nước ngoài.
Theo ông Lê Phước Vũ, nền kinh tế phải chọn ngành mũi nhọn đầu tư, tránh lãng phí sử dụng nguồn lực quốc gia. Bài học ở thị trường chứng khoán và bất động sản vẫn còn. Hai thị trường này hút quá nhiều vốn, khi rơi vào khủng hoảng đã để tổn thất lớn cho nền kinh tế.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Mai Hữu Tín cho rằng các ngân hàng lớndo Nhà nước nắm cổ phần chi phối vẫn chưa hành xử công bằng với doanh nghiệp, có sự phân biệt với các thành phần kinh tế.Thủ tục hành chính và chất lượng, tinh thần phục vụ quan chức, viên chức các cấp đang là vấn đề lớn, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay.
Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giámđốc Tập đoàn Thiên Long, cũng cho rằng, với bộ tiêu chí xét chọn khắt khe, giànhđượcgiải thưởng Sao vàng Đất Việt là niềm tự hào, vinh dự của các doanh nghiệp. Sau lễ trao giải, cần có sự quan tâm, khích lệ để tránh chuyện đến nhận giải rồi lặng lẽ trở về, không ai nhớ đến nữa.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương nỗ lực của các doanh nghiệp đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2013. Cá nhân mỗi doanh nhân trẻ là tấm gương đi đầu, nỗ lực vượt khó hỗ trợ thanh niên Việt Nam lập nghiệp, kiên trì mục tiêu thành lập 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Chủ tịch nước khẳng định, vấn đềnợ xấu, chính sách về vay vốn, lãi suất ngân hàng… đang tiếp tục được nghiên cứu để thay đổi, nhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Trong giai đoạn nền kinh tế còn khó khăn, các doanh nghiệp đoàn kết, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm lẫn nhauđể cùng phát triển.

Theo Thanh Niên