Qua con số thống kê của Cục chế biến thương mại lâm sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) thì lượng đường tồn kho tại các nhà máy đã đạt trên 315.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 140.000 tấn.
Lượng đường nhập lậu tràn vào nước ta mỗi năm cũng tăng vược bậc, năm 2010 là 200 tấn, năm 2011 là 331 tấn, năm 2012 là 700 tấn và dự báo trong năm 2013 sẽ tăng cao hơn nữa.
Chính vì tồn kho tăng cao, đường lậu hoành hành khiến các nhà máy sản xuất mía đường phải ép giá mía của nông dân để tránh tình trạng thua lỗ. Thế nhưng, một vấn đề đáng lo ngại có thể xảy ra trong tương lai rằng nếu hiệu quả kinh tế không cao, cây mía liên tục rớt giá, người nông dân bỏ mía thì nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sẽ như thế nào?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết tình trạng sản xuất đường trong nước đang vượt xa nhu cầu sử dụng. Các nhà máy cần phải giải pháp để chế biến, tiêu thụ hoặc xuất khẩu hết lượng đường tồn kho.
Hiệp hội mía đường Việt Nam cần bàn bạc thống nhất để các doanh nghiệp kinh doanh đường trong nước quản lý chặt chẽ việc xuất hóa đơn bán đường, giám sát việc in ấn và sử dụng bao bì riêng để ngăn chặn việc lợi dụng hợp thức hóa đường nhập lậu. Một giải pháp tạm thời trước mắt là xuất khẩu qua đường biên mậu sang Trung Quốc.
Bộ cũng đã đề nghị Bộ Công thương kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập tái xuất đường qua các cửa khẩu.
Theo Trí Thức Trẻ