Những tập đoàn khổng lồ ‘bắt cóc’ GDP toàn cầu

Những tập đoàn khổng lồ hoặc nắm quyền chi phối thị trường không chỉ thao túng kinh tế quốc gia mà còn ảnh hưởng đến cả kinh tế thế giới. Samsung được coi là nền kinh tế thứ 35

Năm 2004, Microsoft từng trả cổ tức khủng cho các cổ đông, số tiền lên tới 75 tỷ USD. Sự chi trả cổ tức lớn nhất trong năm đó khiến cho thu nhập cá nhân của người dân Mỹ tăng 6%.

Đó là một ví dụ về cách mà các hãng lớn có thể tác động đáng kể lên nền kinh tế. Tuy nhiên, những ví dụ tương tự thường không được quan tâm trong các mô hình kinh tế, hoặc cho rằng sự tăng và giảm của các công ty sẽ tự động triệt tiêu lẫn nhau.
Song, các nhà kinh tế cho rằng, nên theo dõi các công ty lớn nhất thế giới để cải thiện dự báo kinh tế thế giới.
Tại Mỹ, có khoảng 27 triệu công ty và Anh có khoảng 4,8 triệu công ty.
Mỗi quốc gia giao dịch với hàng trăm quốc gia khác trong hàng trăm ngành công nghiệp và do đó cũng tạo nên hàng ngàn mối quan hệ thương mại, và ở quy mô toàn cầu, đang mạng lưới này lên đến hàng triệu liên kết.
Những doanh nghiệp đơn lẻ trở nên không quan trọng trong tổng thể kinh tế toàn cầu, nhưng những cú sốc tổng thể của các doanh nghiệp lớn nhất có thể gây ra cú sốc cho nền kinh tế thế giới.
Năm 2007, một ngân hàng Tây Ban Nha đã nghiên cứu về cán cân thương mại của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Những cú sốc chung (của cả quốc gia hay các ngành công nghiệp toàn cầu) chỉ giải thích được 45% các biến động.
Trên thực tế, dòng thương mại phân bổ cực kì tập trung, còn hầu hết các liên kết khác không mấy quan trọng. Đối với Mỹ, 99% dòng chảy thương mại chỉ chiếm 25% giá trị trao đổi thương mại.
Nhưng số ít lại là quan trọng. 
Dòng thương mại giữa 25 nước phát triển công nghiệp trung bình trong nhóm OECD lại giải thích cho 2/3 giá trị trao đổi thương mại và riêng 100 nền công nghiệp lớn nhất thế giới chiếm 85% giá trị thương mại.
Nghiên cứu ở Nhật Bản, họ tìm thấy độ tập trung không nhiều, khi 5 công ty hàng đầu Nhật Bản chỉ chiếm 20% giá trị xuất khẩu. Điều đó cho thấy rằng, thống kê tổng thể về biến động thương mại có thể chỉ xuất phát từ sự thay đổi hành vi của một doanh nghiệp.
Nhưng một số công ty chắc chắn có ảnh hưởng đủ lớn. Khảo sát ở Mỹ năm 2008 cho thấy, 981 công ty với hơn 10.000 nhân viên đã chiếm 1/4 tổng số việc làm.
Ở Hàn Quốc, một mình Samsung đóng góp 17% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2011. Phần Lan có lẽ là ví dụ đặc biệt khi sở hữu hãng điện thoại khổng lồ Nokia đóng góp tới 20% kim ngạch xuất khẩu và 25% tăng trưởng GDP từ năm 1998 đến năm 2007.
Sử dụng so sánh thô giữa tổng doanh thu hằng năm của công ty so với GDP một quốc gia, The Economist đã xác định được hàng loạt các công ty, tập đoàn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của quốc gia tại 53 thị trường, có lợi nhuận từ 9 tỷ USD (hãng xe Volvo – Thụy Điển) đến 161 tỷ USD như Công ty AcerlorMittal (Luxembourg).
Danh sách này có các công ty tại châu Á như China Mobile (Hong Kong – hơn 30 tỷ USD), PTT (Thái Lan – hơn 20 tỷ USD, Wilmar International (Singapore – hơn 18 tỷ USD), Sands China (Macau – hơn 12 tỷ USD) và Samsung (Hàn Quốc – gần 10 tỷ USD)… Tập đoàn Samsung được ví như một nền kinh tế thứ 35 khi cũng tạo ra doanh thu còn lớn hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, các công ty có quy mô lớn thường có xu hướng chi phối thị trường. Theo Reuters, doanh thu của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh các hàng hóa như dầu, than, gạo… cộng lại đạt 1,1 ngàn tỷ USD, và top 5 công ty dẫn đầu lĩnh vực này đạt doanh thu 629 tỷ USD, bằng doanh thu của 5 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới.
Số lượng doanh nghiệp tăng lên thì biến động GDP bởi cú sốc của doanh nghiệp khi đó có thể bị triệt tiêu. Với 100 công ty, biến động sẽ giảm xuống 1/10 so với chỉ có một công ty.
Với 1 triệu công ty, biến động giảm xuống một phần nghìn. Kể từ khi có nhiều công ty hơn, những cú sốc đối với toàn bộ nền kinh tế gây ra từ một công ty cụ thể dường như cũng biến mất.
Đó là lý thuyết, ở mức độ nào đó. Khi sự phân bố công ty theo kiểu “fat tail” (nghĩa là cùng lúc có cả nhiều công ty lớn và nhỏ), mối quan hệ lý thuyết trên bị phá vỡ.
Đại học New York kiểm nghiệm lại lý thuyết mới đối với dữ liệu của 100 công ty lớn nhất của Mỹ từ năm 1951 đến năm 2008. Có đến 48% sự biến động GDP của Mỹ có thể được giải thích bởi tính hiệu quả trong hoạt động của các công ty lớn.
Những gì tốt cho GM cũng thực sự tốt cho nước Mỹ, nhưng ngược lại, khi các công ty lớn làm ăn không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Những công ty thương mại đang kiểm soát giá cả hàng hóa toàn cầu, đồng thời cũng là những công ty trong danh sách có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia như Wilmar International (Singapore) có doanh thu 30 tỷ USD (2010), kiểm soát gần 20% thị trường kinh doanh ngũ cốc, đường, dầu.
Hay Noble Group (Hồng Kông) có doanh thu lên tới 57 tỷ USD (2010) trong lĩnh vực đường, than, dầu. Noble từng hợp tác với Phibro. Hiện Noble điều hành công ty với hơn 11.000 nhân công…

Theo Doanh nhân Sài Gòn