Khi tuyển dụng người, không thể chỉ căn cứ vào những thành tích trước đây của họ. Đó là điều rất quan trọng.
Đặc biệt càng cần phải chú ý tới những người chỉ biết dựa vào những thành tích đã có. Người sống trong cái bóng của những hào quang trước đây có lẽ khó có thể xử lý được những công việc mới. Có người cho rằng: “Tuổi thọ trung bình của một công ty là 30 năm”, thế nhưng những năm gần đây cho thấy tuổi thọ trung bình của doanh nghiệp ngày càng giảm.
Chính sách phát triển kinh tế, hình thái ý thức lao động của người lao động cũng có nhiều thay đổi, số doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều. Mặt khác số doanh nghiệp bị phá sản hoặc đóng cửa cũng ngày một tăng. Những doanh nghiệp tồn tại và phát triển liên tục trên 10 năm đã được coi là khá lâu so với số doanh nghiệp chỉ mấy năm đã phải đóng cửa không phải là ít.
Nguyên nhân khiến tuổi thọ của doanh nghiệp giảm là vì tuổi thọ của sản phẩm và dịch vụ ngày càng ngắn. Những mặt hàng năm ngoái bán rất chạy nhưng năm nay lại ế, những mặt hàng vừa mới tháng trước phải xếp hàng dài mới có thể mua được thì tháng này không có ai để ý tới. Những tình hình đó không còn là điều kỳ lạ nữa.
Tuổi thọ của sản phẩm hoặc dịch vụ giảm, cũng có nghĩa là việc tìm ra bí quyết (Know how) bán hàng cũng ngày càng khó khăn. Trước đây phương pháp bán hàng này rất có hiệu quả, nay lại hoàn toàn ngược lại. Đó là thời hạn “thưởng thức” của những thành tích.
Mặt trái của thành tích là khi bản than bí quyết không còn thích hợp nữa. trong khi dương sự lại không thể dễ dàng quên được những ký ức huy hoàng trước đây, họ thoã mãn với những thành công đã qua mà tự cho mình là thanh cao vì thế không dễ dàng thay đổi phương pháp làm việc của mình, rút cục là không thể hoàn toàn hội nhập được với cương vị công việc mới, những thành tích trước đây vốn được coi là kỳ vọng thì nay trở thành hòn đá cản đường bước tiến của họ.
Những người có kinh nghiệm làm việc thật sự đúng là họ dễ dàng đến gần với thành công hơn so với những người mới. Nhưng đó là những người có thái độ khiêm tốn, họ có thể từ những kinh nghiệm thành công đã có trước đây để cố gắng phát triển hơn nữa.
Đương nhiên thái độ khiêm tốn không phải là đòi hỏi đặc biệt đối với những người mới vào nghề. Những bí quyết mà mình tích luỹ bao nhiêu năm trong nghề, cũng có ngày không còn tác dụng. Với tốc độ thay đổi nhanh chóng ngày nay thì sự lỗi thời của bí quyết cũng là điều khó có thể tránh khỏi. Có thể là sang năm, sang năm nữa và cũng có thể là ngay ngày mai.
Liệu lúc đó bạn còn có khả năng để đối diện với những thách thức mới không? Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay bạn có đủ sức cố gắng để sáng tạo ra những giá trị mới trong thời gian sắp tới hay không? Nhà kinh doanh và toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với những thay đổi về môi trường kinh doanh.
Năng lực đối phó với những thay đổi là vô cùng quan trọng.
Trong khi mọi người đang bàn về tuổi thọ của doanh nghiệp, sản phẩm doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ … thì lại hoàn toàn với những loại thọ kia đó là tuổi thọ trung bình của con người ngày càng cao.
Dân số ngày càng già hoá, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên, thời gian làm việc của con người có lẽ sẽ kéo dài hơn trong khi tuổi thọ của công ty ngày càng ngắn. Với sự chênh lệch trái chiều như thế, một người suốt đời làm việc tại một công ty từ khi bắt đầu cho tới khi nghỉ hưu là điều rất khó xảy ra. Vì vậy số lần chuyển đổi công tác từ công ty nọ sang công ty kia sẽ tăng. Bất kể người ta có muốn hay không, nhưng để tồn tại cần phải biết linh hoạt ứng biến với sự thay đổi của môi trường.
Theo Business