Những lỗi cơ bản khi đi phỏng vấn

Nếu bạn đang chuẩn bị gửi hồ sơ phỏng vấn việc làm, thì cần phải lưu ý 10 nhầm lẫn sau để tránh thất bại.

1. Đến trễ
Cuộc phỏng vấn không phải là một bữa tiệc, nên khi đến muộn chắc chắn sẽ bị mất điểm vì không ai có thời gian ngồi chờ bạn. Cách tốt nhất hãy đến sớm khoảng 10-15 phút và thông báo cho lễ tân là bạn đã có mặt. Hơn nữa, khi đến sớm, bạn sẽ có cơ hội quan sát tác phong làm việc của nhân viên nơi đây, hiểu được môi trường làm việc, và biết đâu dò hỏi hay làm quen được ai đó để có một chút kinh nghiệm về công ty.

2. Khiêm tốn thái quá
Khiêm tốn trong cuộc sống là một điều tốt, nhưng lại không ghi điểm khi đi xin việc vì chắc chắn bạn hiểu rằng phỏng vấn là cơ hội cho bạn tỏa sáng, phơi bày những gì bạn có khả năng làm được, nổi bật hoàn toàn so với các ứng viên khác. Thế nên, cần phải biết đánh tập trung vào những điểm mạnh cũng như thành tựu từng có hoặc những kinh nghiệm trong lĩnh vực tương đương mà bạn tham tuyển. Đừng ngần ngại thể hiện năng lực thực sự. Hãy tự tin lên!

3. Hấp tấp tham gia phỏng vấn
Cũng chỉ có ít hồ sơ được chọn lọc tham dự phỏng vấn, vì vậy bạn cứ bình tĩnh, thoải mái, chứ có gì phải hấp tập vậy? Thư giãn cũng là một lợi thế giúp bạn đủ bình tĩnh để ứng phó các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra. Khi trả lời, cần nhìn trực tiếp người đối diện. Không nên ngó lơ sang chỗ khác. Ngày nay, bạn có quyền đặt ra các câu hỏi cho nhà tuyển dụng, chứ không hẳn chỉ ngồi lắng nghe như trả bài thầy cô trên lớp.

4. Thảo luận lợi ích quá sớm
Ngay sau vài phút, bạn đã nóng lòng muốn bàn về chuyện lương và bổng lộc. Như vậy sẽ gây ức chế và khó chịu cho nhà tuyển dụng, vì họ còn chưa biết bạn có năng lực gì, trình độ đi tới đâu. Đừng có nóng vội quá mức. Hãy học tính kiên nhẫn. Bổng lộc, lợi ích và tiền lương là khâu cuối cùng trước khi bạn hoàn thành xong mọi thủ tục.

5. Không am hiểu về sếp cũng như công ty tuyển dụng
Hầu như các công ty mời bạn tham gia phỏng vấn đều thông báo trước ngày, giờ cụ thể. Khoảng thời gian đó đủ để cho bạn chuẩn bị tài liệu hiểu biết về nơi mình cần đến. Nếu bạn không biết công ty tuyển dụng hoạt động trong lĩnh vực nào, triển vọng của họ là gì thì mãi mãi họ cũng chẳng muốn tuyển bạn.

6. Nói quá nhiều
Vẫn biết rằng phỏng vấn là cơ hội cho bạn bày tỏ khả năng của mình nhưng chỉ nên dừng ở đó, chứ không nên khoe mẽ tất cả mọi thứ về bản thân. Cách tốt nhất là tìm cách thú vị nhất giới thiệu về sở thích, hy vọng, ước mơ cũng như chiến thuật sau khi bạn trở thành một thành viên mới của công ty. Bấy nhiêu đó cũng đủ rồi.

7. Quá gần gũi
Ai cũng muốn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, nhưng tỏ ra quá gần gũi, mật thiết lại không phải một cách khôn ngoan, đôi khi còn hiến bạn trở nên lố bịch. Hãy cư xử đúng mực, và giữ một thái độ tốt. Đừng bao giờ có cái nhìn bén gót hoặc chua chát, khinh miệt, rất dễ gây phản cảm.

8. Nói xấu ông chủ cũ
Không ai muốn thuê một người “ăn cháo đá bát”. Vì vậy, bạn chưa mang ơn xếp cũ lại còn thao thao nói xấu họ. Đó là điều cấm kỵ. Vì vậy, cần tránh tuyệt đối. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về lý do xin nghỉ, bạn có thể trình bày một điều thuyết phục hơn ngoài chuyện kể một tràng không tốt về xếp cũ.

9. Nói dối
Tệ nhất là điều nói dối, nhất là khi nói dối trong cả hồ sơ xin việc. Sâu xa hơn chính là bịa đặt nhằm ghi điểm lúc ban đầu. Trong xã hội thông tin đa phương tiện ngày nay, người ta có thể sớm muộn cũng tìm ra những thứ liên quan đến bạn. Vì vậy, cách nói dối hay nhất chính là nói thật tất cả những thứ về mình bằng vẻ tự tin và đầy thuyết phục.

10. Trang phục chuốc lấy sự thất bại
Ăn mặc không thích hợp có khác gì tự hại mình. Chính vì vậy, lịch sự là thái độ tối thiểu đối với mỗi ứng viên. Đừng bao giờ mặc jeans bụi bặm, áo thun cộc tay. Như thế trông rất phản diện và thể hiện rõ là người không chuyên nghiệp.
Hãy xuất hiện với chiếc cà vạt và áo sơ mi, quần tây đối với nam. Còn nữ có thể mặc váy hoặc thời trang công sở.

Theo Dân trí