Suốt năm 2010 giới marketing Việt Nam “nhặng xị” cả lên với social media để rồi 2011 vỡ mộng vì Facebook vẫn bị chặn nên chả có campaign social media nào ấn tượng. Hoạt động social media chỉ lẹt đẹt với vài forum seeding, còn microsite tuy có làm thêm tính năng cộng đồng nhưng chẳng mấy ai đăng ký làm thành viên cả.
Tuy nhiên, có vài điểm lóe sáng là các clip Youtube như “Dưới bóng cây”, “Cô bé bán diêm”, hay các clip Tỏ tình được bà con viral hay chia sẻ cho nhau khí thế, đến nỗi nhìn lượt view mà các brand nhà ta phải ghen tị.
Từ cuối 2011, viral clips bắt đầu trở thành một phần nhỏ nhưng không thể thiếu của các chiến dịch quảng cáo online. Thế nhưng cũng chẳng thấy clip nào của brand được cư dân mạng share cho nhau hết. Chuyện gì đang xảy ra ?
Đây là kết quả nghiên cứu sử dụng máy quét hồng ngoại để xác định người xem đang nhìn gì khi họ xem các clip quảng cáo. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một hệ thống phân tích sự biểu cảm của nét mặt để xác định người xem đang cảm thấy gì.
Những kỹ thuật này nhằm cô lập để xác định đâu là những yếu tố khiến người ta ngừng xem hoặc khuyến khích người ta xem tiếp. Thêm vào đó, chúng cũng giúp xác định loại quảng cáo khiến người ta thích chia sẻ, và loại người xem nào thích chia sẻ.
Sau đây là 5 vấn đề lớn mà online marketing đang đối mặt.
Vấn đề 1: Người xem chán những clips “ sặc mùi quảng cáo”
Khi người ta xem quảng cáo, họ tập trung vào vài chi tiết, như mắt và miệng của nhân vật. Họ cũng tập trung vào logo. Tin buồn là logo càng nổi thì người ta càng sớm tắt clip đi, dù có thể họ cũng thích thương hiệu đó. Tại sao ? Hình như trong vô thức họ đã có sẵn ác cảm với quảng cáo rồi.
Giải pháp: Thương hiệu cần xuất hiện một cách tinh tế và thông minh – giống như đưa sản phẩm vào phim, và cần có một câu chuyện thực sự thú vị.
Vấn đề 2: Người xem mau chán
Bằng việc phân tích thái độ biểu cảm của người xem trên từng giây, dựa trên hàng ngàn phản ứng với nhiều clip quảng cáo khác nhau, nhóm xác định được hai cảm xúc quan trọng níu người xem lại: vui vẻ và ngạc nhiên. Để tối đa hóa lượt xem, cần tạo được ít nhất là một trong hai cảm xúc này.
Ngày xưa, các chuyên gia quảng cáo thường dẫn dắt câu chuyện lên cao trào với một kết thúc bất ngờ. Ngày nay người xem trên online cần điều đó ngay ở những giây đầu tiên.
Vấn đề 3: Xem chưa hết clip đã tắt
Clip mở đầu với hình ảnh vui vẻ vẫn chưa đủ, vì người xem vẫn có thể tắt giữa chừng. Đó là vì sự vui vẻ đó cứ ở mức đều đều.
Giải pháp: khởi đầu ấn tượng và tiếp tục có “cung bậc thăng trầm” về cảm xúc. Kiểu như đang ở ngoài trời đông băng giá bước vào một ngôi nhà ấm áp với lò sưởi tí tách.
Vấn đề 4: Người xem thích quảng cáo nhưng không chia sẻ
Một quảng cáo thu hút người xem suốt 60 giây là một thành công, nhưng vẫn chưa đủ để khiến họ gửi cho bạn bè hay người thân. Đặc biệt là những quảng cáo sốc, liên quan đến vấn đề nhạy cảm như khỏa thân chẳng hạn, có thể khiến người ta xem một mình từ đầu đến cuối, nhưng không gởi cho ai hết.
Giải pháp: gây ngạc nhiên nhưng đừng sốc.
Sử dụng hình ảnh ngộ nghĩnh dễ thương đáng yêu của trẻ em rất được cộng đồng ưa chuộng và thoải mái chia sẻ.
Vấn đề 5: Người ta vẫn không chia sẻ link quảng cáo
Ngay cả khi một quảng cáo được làm hoàn hảo cho viral, cũng chỉ có một nhóm nhỏ người sẽ chia sẻ link của nó. Thực tế, nghiên cứu phát hiện là rằng người xem có gửi link quảng cáo cho bạn bè và người thân hay không tùy thuộc vào tính cách của họ.
Nhóm những người hướng ngoại và những người tự tôn là nhóm thích chia sẻ nhất. Nhưng với nhóm tự tôn thì hơi lạ. Có thể nhưng người yêu bản thân mình share link quảng cáo vì muốn tăng địa vị xã hội của họ hơn là muốn làm người nhận vui.
Giải pháp: tập trung viral clips trên những cộng đồng thích “show off” như Facebook chẳng hạn. Đảm bảo dân Facebook có đủ cả hướng ngoại và tự tôn, và sẵn sàng share link quảng cáo cho network của họ.
Theo Hocmarketing