Tin tức Giải 4 bài toán khó của doanh nghiệp nhờ ứng dụng nền...

Giải 4 bài toán khó của doanh nghiệp nhờ ứng dụng nền tảng số tích hợp AI

17

Sáng 24/10/2024, trong khuôn khổ Hội thảo “Sản phẩm, giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam” tổ chức tại tỉnh Gia Lai, MISA đã có bài tham luận chia sẻ về các giải pháp số tích hợp AI hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong quản trị và chuyển đổi số hiệu quả để bứt phá trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn và thách thức.

Hội thảo do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND tỉnh Gia Lai phối hợp thực hiện với sự tham dự của 150 đại biểu gồm Lãnh đạo Bộ TT&TT, UBND tỉnh Gia Lai, VCCI; đại diện các Sở, ban, ngành liên quan, Hiệp hội, doanh nghiệp một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan. 

Tại hội thảo, bà Nguyễn Ngọc Lệ – Giám đốc Khối Doanh nghiệp Vừa (MISA) đã có bài tham luận với chủ đề: “Chuyển mình cùng công nghệ số – Giải pháp tất yếu cho SME”. Theo đó, bà khẳng định các nền tảng số tích hợp AI do MISA phát triển đang giúp SMEs giải quyết những vấn đề bất cập trong quá trình chuyển đổi số với chi phí tiết kiệm và phù hợp với khả năng triển khai theo từng giai đoạn của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Ngọc Lệ – Giám đốc Khối Doanh nghiệp Vừa (MISA) trình bày tham luận với chủ đề: “Chuyển mình cùng công nghệ số – Giải pháp tất yếu cho SME”

4 bài toán của SMEs trong quá trình chuyển đổi số

Theo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở nước ta là 97%. Vì vậy, việc hỗ trợ SMEs tăng tốc chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết cần sự chung tay của các cơ quan Nhà nước, đơn vị hỗ trợ và các đơn vị cung cấp giải pháp.

Ở góc độ của đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp, dựa theo kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số cho hơn 250.000 doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, quy mô, đại diện MISA đã nêu ra 4 vấn đề chính SMEs gặp phải trong công tác quản trị và chuyển đổi số.

Vấn đề thứ nhất là doanh nghiệp sử dụng các giải pháp rời rạc. Mỗi bộ phận, phòng ban dùng một giải pháp khác nhau nên không kết nối được với nhau dẫn đến thông tin phải nhập đi nhập lại, dữ liệu phân mảnh.Vấn đề thứ 2 là khi doanh nghiệp lớn dần lên thì ứng dụng đang triển khai không còn phù hợp nữa và cần phải thay. Nhưng khi thay thể thì khó có thể kế thừa dữ liệu lịch sử quan trọng ở ứng dụng cũ. Vấn đề thứ ba là chi phí cao. Doanh nghiệp nào cũng muốn ứng dụng một hệ thống có tầm nhìn dài hạn như ERP tuy nhiên chức năng của ERP thì không thể sử dụng hết, ngân sách để sử dụng ERP cũng không nhỏ và hệ thống này cũng khá phức tạp để đào tạo vận hành. Vấn đề thứ tư là khó tiếp cận vốn vay do thiếu tài sản đảm bảo và không đáp ứng đẩy đủ các dữ liệu tài chính từ phía cho vay.

Nền tảng số tích hợp AI giúp SMEs bứt tốc trong hành trình chuyển đổi số 

Để giải quyết ba bài toán đầu tiên cho doanh nghiệp, MISA phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS đáp ứng nhu cầu Dễ triển khai – Chi phí rẻ – Nhanh mang lại kết quả cho SMEs trong quá trình chuyển đổi số. Đây là nền tảng bao gồm 4 mảng nghiệp trụ cột cốt lõi trong doanh nghiệp: Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Quản trị Nhân sự và Văn phòng số được phát triển theo mô hình hội tụ dữ liệu,  đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về mặt kết nối, giúp tăng tính liên thông và kế thừa dữ liệu. Điểm nổi bật của nền tảng là được phân chia thành các ứng dụng nhỏ, phù hợp với mọi nhu cầu theo quy mô, ngành nghề của từng doanh nghiệp. Hệ sinh thái MISA AMIS cho phép doanh nghiệp lựa chọn triển khai một số nghiệp vụ theo nhu cầu và sẵn sàng đáp ứng bổ sung thêm các nghiệp vụ khác khi doanh nghiệp mở rộng quy mô và gia tăng nhu cầu quản lý ở các lĩnh vực khác.

Mô hình hội tụ dữ liệu và kết nối linh hoạt với bên thứ 3 của Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS.

Đối với bài toán thứ 4 liên quan đến vấn đề tiếp cận vốn vay cho SMEs, MISA đã đưa vào triển khai nền tảng vay vốn doanh nghiệp MISA Lending nhằm kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng uy tín. Các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử… của MISA có thể thực hiện vay vốn online 100% qua nền tảng MISA Lending mà không cần tài sản đảm bảo. Hệ thống MISA Lending sẽ tự động tổng hợp dữ liệu và áp dụng thuật toán để gợi ý các khoản vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với tỷ lệ phê duyệt cao gấp 8 lần so với hình thức vay vốn truyền thống.

Với giải pháp MISA Lending, doanh nghiệp chỉ mất 5 phút để hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Bên cạnh đó, từ năm 2024, các giải pháp số của MISA như MISA AMIS và MISA Lending còn được tích hợp AI dưới dạng trợ lý số hỗ trợ điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Với trợ lý MISA AVA, chủ doanh nghiệp có thể hỏi đáp nhanh chóng các số liệu, báo cáo, phân tích,… mà không phải mất thời gian chờ đợi, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Trợ lý số sẽ đưa ra những dữ liệu chính xác và cập nhật tức thời được thể hiện qua các báo cáo, biểu đồ trực quan – là cơ sở vững chắc giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định chiến lược nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, MISA AVA còn hỗ trợ công tác phân tích và dự báo dựa trên dữ liệu, giúp nâng cao hiệu quả vận hành và tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trợ lý trí tuệ nhân tạo MISA AVA tích hợp vào các giải pháp của MISA hỗ trợ điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp.

Kết thúc bài tham luận, bà Nguyễn Ngọc Lệ nhấn mạnh về quan điểm ứng dụng AI vào sản phẩm để phục vụ gần 1 triệu SME vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội lớn cho động đồng doanh nghiệp và chuyên gia công nghệ tại Việt Nam. Điều này cũng góp phần nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số Việt Nam.

Một số hình ảnh khác tại sự kiện:

Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương tham quan gian hàng MISA
Khách tham quan gian hàng MISA tại sự kiện

Với thế mạnh 30 năm trong lĩnh vực công nghệ, MISA kỳ vọng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp tại Việt Nam đón đầu xu thế công nghệ, nắm bắt cơ hội, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tích hợp AI toàn diện nhằm hỗ trợ tối đa cho cộng đồng SMEs.