Giao tiếp với sếp là môn học vấn sâu sắc, đặc biệt là khi đi công tác với sếp, trong thời gian ít ỏi bạn sẽ có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, chú ý đến những chi tiết dù là nhỏ nhất, hãy tự tạo cơ hội cho chính mình.
Mối lo lắng khi đi công tác với sếp
Hà là nhân viên của công ty được một năm. Cô nhận quyết định đi công tác với sếp, sếp là người khá thoải mái nhưng rất ít khi nói chuyện ngoài công việc. Là nhân viên mới, cơ hội tiếp xúc với sếp không nhiều nhưng sự làm việc chăm chỉ và năng động giúp cô nhận được sự đánh giá khá cao từ sếp, mục tiêu chuyến công tác này cơ hội để Hà rèn luyện mình. Tuy nhiên, cô rất lo lắng và căng thẳng không biết nên giao lưu với sếp như thế nào. Hàng loạt các vấn đề đặt ra khiến cô hết sức bối rối.
Bí quyết: thể hiện sự trung thành, phát huy ưu điểm bản thân
Không nên “vượt mặt ” sếp: Khi đi công tác cần nắm rõ vị trí của mình, làm tốt vài trò bổ trợ cho sếp, nữ nhân viên không nên trang điểm quá bắt mắt, đừng để khách hàng tập trung vào bạn mà bỏ qua sếp. Ngoài ra, trong sắp xếp công việc hàng ngày, đặt chỗ nghỉ, đàm phán hợp đồng không phát ngôn bừa bãi, bảo vệ uy tín của sếp.
Biết khen chê đúng lúc: Khi công tác hai người, trong hội nghị tranh luận là việc hết sức tự nhiên, biết cách khẳng định người khác hơn là tìm ra khuyết điểm của họ sẽ dễ lấy lòng. Phát hiện được ưu điểm thể hiện sự khoan dung, rộng lượng của bạn.
Thể hiện ưu điểm và năng lực bản thận vào đúng thời điểm: Nếu điểm đến cho chuyến công tác là nơi bạn quen thuộc, hãy cùng sếp đi tham quan và giới thiệu những địa điểm thú vị, đây là cơ hội bạn thể hiện tài ăn nói và để lại ấn tượng tốt với sếp.
Chú trọng sự lễ phép trong từng chi tiết nhỏ: Nếu khi công tác hai người dùng chung một phòng, hãy mời sếp sử dụng phòng và đồ dùng trước, dọn dẹp nhà vệ sinh sau khi dùng. Nếu ở riêng phòng, hãy chào hỏi sếp trước khi nghỉ ngơi.
Theo Dân Trí / CNnews