Sự thay đổi và 10 câu hỏi cần thiết ( Phần 1 )

Là những người lãnh đạo, chúng ta không kiểm soát được việc thị trường phát triển nhanh như thế nào và việc các ngân hàng cho vay khôn ngoan ra sao. Nhưng chúng ta có thể quản lý được tư tưởng của mình và “tính yêu đời” – cụm từ được đúc kết bởi John Maynard Keynes từ cuộc Đại suy thoái.
Nếu tất cả những gì bạn có là một cái bảng tính đầy những dấu đỏ và những dự đoán khủng khiếp, thì bạn dễ dàng bị tê cứng bởi nỗi sợ hãi và ngần ngại thay đổi. Nhưng nếu bạn vẫn có thể duy trì tư duy của người lãnh đạo thì những thời điểm khó khăn có thể là lúc tuyệt vời để tách bạn ra khỏi sự gò bó và xây dựng những lợi thế cho mình trong nhiều năm tới.
Thực tế, khi sáng tạo tương lai, điều duy nhất đáng lo ngại không phải là có nhiều mà là có quá ít sự thay đổi – đặc biệt là trong một nền kinh tế nơi mà có quá nhiều đối thủ cạnh tranh luôn luôn theo đuổi số khách hàng vốn đã ít cùng với những sản phẩm và dịch vụ na ná như nhau.
Giờ đây chính là lúc để suy nghĩ lại về những giả định chiến lược lâu dài từ chính bên trong công ty bạn để thách thức với những trí tuệ mang tính tập quán đã có từ hàng chục thập kỉ trong ngành công nghiệp và để thúc đẩy bản thân bạn học tập, phát triển và sáng tạo.
Như Albert Einstein từng nói: “Các vấn đề không thể được giải quyết bằng chính những nhận thức đã tạo ra chúng”, hoặc theo như ai đó nói: “Nếu tất cả những gì bạn từng làm là tất cả những gì bạn từng làm được, thì tất cả những gì bạn sẽ có là tất cả những gì bạn từng có”.
Đã đến lúc làm – và phải làm – điều gì đó khác biệt. Do đó, dưới đây là 10 câu hỏi mà các nhà lãnh đạo phải tự hỏi bản thân và tổ chức của họ – những câu hỏi được đặt ra với những thách thức thay đổi tại thời điểm mà thay đổi chính là tên của cuộc chơi. Người lãnh đạo nào có câu trả lời tốt nhất sẽ thắng cuộc.
1. Bạn có nhận thấy những cơ hội mà đối thủ cạnh tranh không thấy hay không? Tom Kelly của tập đoàn IDEO thường thích trích dẫn một câu nói nổi tiếng của tiểu thuyết gia người pháp Marcel Proust rằng: “Quy luật thực sự của việc khám phá không chỉ bao gồm việc tìm ra vùng đất mới mà còn ở việc thấy nó ở một góc độ mới”.
Những công ty thành công nhất không chỉ cạnh tranh vượt trội so với đối thủ của họ. Họ tái xác định lại cụm từ cạnh tranh bằng cách nắm lấy những ý tưởng độc đáo duy nhất trong cái thế giới của lối tư duy “tôi cũng vậy” tương tự nhau.
2. Bạn có ý tưởng gì về việc tìm kiếm những ý tưởng mới ở đâu không? Một cách là nhìn nhận vấn đề như thể lần đầu tiên bạn gặp phải nhằm hướng tới cái nhìn rộng lớn hơn cho các ý tưởng đã có từ lâu. Các ý tưởng đã trở thành lề thói trong một ngành công nghiệp có thể được đổi mới khi chúng hòa nhập với một ngành công nghiệp khác, đặc biệt là khi chúng thách thức những giả định đang phổ biến vốn xác định đặc điểm của rất nhiều ngành công nghiệp.
3. Bạn có giỏi một cái gì đó không? Bạn không thể “giỏi” tất cả mọi thứ. Bạn phải thật xuất sắc một số điều gì đó: những điều khả thi nhất, có thể dễ tiếp cận nhất, thông minh nhất, màu sắc nhất, rõ ràng nhất. Các công ty thường thấy thoải mái khi ở giữa con đường – đó là nơi có tất cả các khách hàng. Ngày nay, lấp lửng lưng chừng chính là tự hủy hoại mình. Bạn phải là cái gì đó quan trọng nhất với mình?
4. Nếu công ty bạn không hoạt động trong tương lai, ai sẽ là người nhớ nó nhiều nhất và tại sao? Lần đầu tiên tôi biết đến câu hỏi này là từ nhà quảng cáo thiên tài Roy Spence, người nói rằng ông có được nó từ Jim Collins. Cho dù nguồn gốc của nó là gì, thì câu hỏi này vừa tinh tế vừa đơn giản – và đáng để coi nó như là sự hướng dẫn cần thiết đến những điều gì thực sự quan trọng.
5. Bạn có chỉ ra được làm thế nào lịch sử công ty có thể giúp tạo dựng tương lai được không? Nhà tâm lý học Jerome Bruner đã có một cách ngắn gọn để mô tả những gì xảy ra khi những gì tốt nhất của quá khứ giúp tìm kiếm sự mới mẻ.
Cốt lõi của sự sáng tạo, ông lập luận, chính là “chỉ ra làm thế nào để sử dụng những cái bạn thực sự biết để có thể vượt khỏi những cái bạn đã nghĩ”. Người lãnh đạo sáng tạo nhất tôi từng gặp không chối bỏ quá khứ. Họ khám phá lại và diễn giải lại những điều xảy ra trước đó để phát triển một cái nhìn mới vào những điều sắp xảy ra.

Theo William C. Taylor