Trước khi tái cơ cấu cần thay đổi phương pháp

Các nhà điều hành hãy thay đổi một số phương pháp làm việc trước khi nghĩ tới việc tái cơ cấu công ty.
Thay đổi cơ cấu tổ chức trong công ty là một phương pháp mà các nhà điều hành thường sử dụng để tăng hiệu quả làm việc.
Hơn một nửa số CEO tái cơ cấu lại công ty trong 2 năm đầu tại vị. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hầu hết việc tái cơ cấu đều đem đến hiệu quả rất thấp. Đôi khi nó còn làm mọi việc tồi tệ hơn.
Trong khi đó, có các phương pháp nhà điều hành có thể sử dụng để tăng hiệu quả công ty một cách từ từ.
Nếu các nhà lãnh đạo cố gắng tìm kiếm một phương thức giải quyết chớp nhoáng, họ sẽ sử dụng nhiều những công cụ sai lầm.
Lựa chọn phương pháp đúng thường phụ thuộc vào phán đoán của bạn về vấn đề. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc các quyết định điều hành không được thực hiện hoặc bị phá vỡ.
Theo kinh nghiệm của tôi, có 4 lý do chính dẫn tới sự đổ vỡ trên:
Quyết đinh không rõ ràng: Không ai biết chắc rằng người nào có vai trò quyết định. Vậy nên chẳng ai đưa ra quyết định. Hay cùng lúc nhiều người đóng vai trò của “người quyết định” để rồi đánh mất các cơ hội.
Rối loạn chức năng dữ liệu: Những thông tin cần thiết để trợ giúp cho những quyết định lớn không được cung cấp đúng thời điểm và đúng dạng thức. Vậy nên người điều hành phải đưa ra quyết định trong mù mờ, hoặc họ bị tràn ngập trong một mớ dữ liệu quá lớn so với những thứ họ cần.
Quy trình bị tê liệt: Không ai rõ về mức độ quan trọng của quyết định được đưa ra. Bỏ ra quá nhiều thời gian cho những phân tích không cần thiết, hay tồi tệ hơn, bỏ ra quá ít thời gian để phân tích và đưa ra quyết định sai lầm.
Thiếu đi tài năng: Vị trí đưa ra những quyết định có ảnh hưởng lớn cho công ty không thể được giữ bởi một người thiếu kinh nghiệm và năng lực. Một vài người phù hợp thậm chí còn không có trong hội đồng, còn một vài người khác lại ngồi nhầm vị trí.
Từng lý do dẫn đến sự đổ vỡ trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực công ty. Và không một lý do nào có thể được giải quyết thông qua việc tái cơ cấu công ty.
Dưới đây là một số ý tưởng để khắc phục:
Trước hết, xác định vai trò quyết định. Hãy chỉ rõ cho mọi người biết ai nắm vai trò quyết định và ai nắm giữ các vai trò khác. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần xác định lại vai trò quyết định có thể giúp công ty thoát khỏi đình trệ.
Tiếp đó…
Cải thiện thông tin và dòng chảy thông tin, đặc biệt trước các thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định quan trọng. Quyết định khi nào những thông tin sẽ được sử dụng để trợ giúp điều hành. Chọn những hình thức dữ liệu dễ xử lý và tiếp thu.
… Tiếp theo, khi vai trò quyết định và thông tin hỗ trợ đã rõ ràng.
Vững chắc trong cách thức đưa ra quyết định. Hãy cho mọi người biết trước tầm quan trọng của quyết định được đưa ra. Xác định các tiêu chuẩn để đưa ra những thay đổi cạnh tranh. Đưa ra cơ chế thực thi để đảm bảo rằng lựa chọn thay đổi phù hợp với nguồn lực với các mốc cụ thể.
… Nếu một người như trên, được hỗ trợ bởi thông tin tốt và cách thức vững chắc nhưng vẫn đưa ra những quyết định sai lầm hoặc đưa ra quyết định quá chậm, hãy…
Thay đổi người điều hành. Tài năng là một loại nguồn lực quan trọng với mọi công ty. Sắp xếp năng lực phù hợp với mức độ quan trọng trong công ty là điều cốt yếu để làm việc có hiệu quả cao. Không một thay đổi nào có thể bù đắp được việc có những người ngồi nhầm chỗ trong hệ thống.
… Cuối cùng, nếu vai trò đã rõ ràng, thông tin tốt, cách thức vững vàng, và mọi người ngồi đúng vị trí của mình, công ty của bạn vẫn không hoạt động hiểu quả hơn (theo kinh nghiệm của tôi, trường hợp này thường dưới 20%), thì hãy nghĩ tới cơ cấu của công ty.
Nếu các nhà điều hành làm theo các bước đơn giản trên, các chi phí cần thiết để tái cơ cấu lại tổ chức sẽ được giảm một cách đáng kể.

Theo Hoidoanhnhan